Trại hè quốc tế mở ra xu hướng giáo dục mới cho các bậc cha mẹ

Khác với những chương trình học cố định trên trường, các trại hè quốc tế được xây dựng dựa trên hai phương pháp “Student-based Learning” và “Giáo dục trải nghiệm”, mở ra xu hướng giáo dục mới mang lại nhiều lợi ích cho trẻ.

NỘI DUNG

Hình ảnh trại hè mở ra xu hướng giáo dục mới

Phương pháp Student-based Learning 

Student-based Learning là gì?

Student-based Learning hay cá nhân hóa chương trình học tập, là phương pháp giáo dục lấy học sinh là cơ sở để xây dựng giáo trình và lộ trình học cho phù hợp với từng bạn. 

Điểm khác biệt giữa phương pháp Student-based Learning và phương pháp học truyền thống

Phương pháp student-based Learning có nhiều ưu điểm, cải thiện và giúp “vá những lỗ hổng” của phương pháp giáo dục truyền thống. 

Đối với phương pháp giáo dục truyền thống, học sinh được học theo một khung chương trình chung, cố định, không có sự khác biệt giữa bất kỳ ai. Điều này dẫn đến tình trạng chương trình học không thực sự phù hợp với một số bạn. 

Ngược lại, phương pháp student-based learning giúp học sinh được tự khám phá bản thân, học đúng trình độ, học đúng thế mạnh, học đúng sở thích của mình

Vai trò của phương pháp Student-based Learning 

  • Dễ tiếp thu 

Do chương trình học được xây dựng dựa trên chính cá nhân từng bạn học sinh, nên trẻ sẽ được học đúng với trình độ, từ đó dễ dàng hiểu và tiếp thu kiến thức.

  • Tránh gây tự ti, hoặc tâm lý quá chán nản khi học 

Khi trẻ phải học ở một trình độ cao hơn năng lực thật sự, trẻ rất khó tiếp thu cũng như có sự so sánh với những bạn khác, từ đó dẫn đến tâm lý tự ti và không còn hứng thú với việc học.

Ngược lại, học một trình độ thấp hơn năng lực thật sự cũng gây ra tâm lý chán nản cho trẻ vì trẻ không được khơi dậy sự tò mò, ham tìm hiểu. 

  • Khám phá thế mạnh, sở thích, hiểu rõ bản thân 

Phương pháp student-based learning lấy thế mạnh, năng lực, sở thích làm trọng tâm phát triển. Vì vậy, thông qua các bài kiểm tra và sự tư vấn sát sao của các thầy cô, trẻ có thể thấu hiểu chính bản thân mình. 

Đặc trưng của phương pháp Student-based Learning

  • Người học là trung tâm của phương pháp 

Yếu tố tạo nên sự thành công của phương pháp học này, đó là chương trình dạy có bám sát được vào người học hay không. Giáo viên phải hiểu rõ học sinh của mình về năng lực, trình độ, sở thích, tâm tư, nguyện vọng. Giáo trình và lộ trình học cũng được xây dựng trên cơ sở đó. 

  • Giáo viên theo sát trình độ học sinh trong suốt quá trình 

Với student-based learning, giáo viên có trách nhiệm theo dõi sát sao học sinh trong cả quá trình học. Hiện nay, phương pháp này cũng đang được áp dụng tại các trại hè Anh ngữ tại Philippines. 

Trước khi tham gia mô hình trại hè này, học viên phải làm một bài test đầu vào để phản ánh đúng năng lực tiếng anh hiện tại, từ đó giáo viên sẽ xây dựng giáo trình và lộ trình phù hợp với học viên. Ngoài ra, các bài tập và bài kiểm tra thường xuyên cũng được giao hàng ngày, để giáo viên biết trẻ đã tiếp thu được bao nhiêu kiến thức, chưa hiểu ở đâu, tiến bộ ra sao. 

Đặc biệt, học viên được tham gia vào các lớp học 1:1 (Một giáo viên – Một học viên) trong phòng học riêng biệt, nâng cao khả năng tập trung và giúp giáo viên có thể bao quát tình hình học tập của trẻ. 

  • Giáo trình và lộ trình học được thay đổi thường xuyên

Sau các bài kiểm tra đánh giá, năng lực của trẻ được bộc lỗ rõ rệt. Trẻ có thể sở hữu những đột phá trong tư duy hoặc còn tiếp thu hạn chế. Vì vậy, phương pháp student-based learning yêu cầu giáo trình và lộ trình học được cập nhâp liên tục để phù hợp với trình độ của trẻ. 

Phương pháp Giáo dục trải nghiệm 

Giáo dục trải nghiệm là gì?

Hiểu một cách đơn giản, giáo dục trải nghiệm là phương pháp học thông qua việc thực nghiệm. Ban đầu trẻ sẽ được thực hành, và trải nghiệm, từ đó bắt đầu nghiên cứu, phân tích suy ngẫm rồi rút ra kết quả cho những trải nghiệm đó. Quá trình này không chỉ giúp trẻ củng cố kiến thức, mà còn hình thành một lối tư duy mới và khả năng sáng tạo. 

Điểm khác biệt giữa phương pháp giáo dục trải nghiệm và phương pháp học truyền thống 

Giáo dục trải nghiệm được xem là một phương pháp có nhiều điểm ưu việt hơn so với phương pháp học truyền thống. 

Đối với phương pháp giáo dục truyền thống, trẻ được học chủ yếu thông qua việc cung cấp kiến thức và thông tin trong các bài giảng, tài liệu, kinh nghiệm của thầy cô giáo đúc kết được. Phương pháp học này có phần thụ động và bó buộc khiến trẻ khó có sự đột phá, sáng tạo trong tư duy. 

Ngược lại, phương pháp giáo dục trải nghiệm giúp trẻ bước ra khỏi vùng an toàn. Trẻ được tự mình trải nghiệm, tiếp xúc trực tiếp với các học liệu, vật chất, đối tượng, tự nghiền ngẫm và hình thành suy nghĩ, tư duy riêng. 

Vai trò của phương pháp giáo dục trải nghiệm 

  • Cải thiện khả năng ghi nhớ và tiếp thu kiến thức 

Theo nhà tâm lý học William Glasser, chúng ta chỉ tiếp thu được 10% kiến thức từ việc đọc, 20% từ việc nghe (từ người khác). Trong khi đó, ông cho rằng 80% kiến thức chúng ta tiếp thu được là thông qua việc trải nghiệm thực tế.

  • Phát triển toàn diện các kỹ năng của con người 

Lý thuyết này góp phần củng cố độ tin cậy của phương pháp giáo dục trải nghiệm vốn được xây dựng lấy trải nghiệm thực tế của trẻ làm gốc. 

Bên cạnh phát triển khả năng ghi nhớ và tiếp thu của trẻ, phương pháp giáo dục trải nghiệm còn giúp trẻ xây dựng và cải thiện bộ kỹ năng của con người như: Kỹ năng quan sát, kỹ năng nhận thức, kỹ năng đánh giá, kỹ năng tư duy, kỹ năng ứng xử, kỹ năng biểu đạt tình cảm, kỹ năng cảm nhận. 

Qua đó, phương pháp giáo dục trải nghiệm giúp trẻ phát triển toàn diện, và ứng dụng các kỹ năng trên vào cuộc sống sinh hoạt đời thường cũng như việc học hay công việc sau này.

  • Phát triển năng lực 4C của thế kỷ 21

Năng lực 4C bao gồm có critical thinking (Tư duy phản biện), communication (Giao tiếp), collaboration (Hợp tác), creativity (Sáng tạo). Phương pháp giáo dục trải nghiệm được đánh giá là đóng một phần quan trọng phát triển 4 năng lực này. 

  • Phát triển bộ kỹ năng mềm 

Những kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi cũng được cải thiện khi trẻ được học theo phương pháp giáo dục trải nghiệm. Vì trong quá trình tự thực hành và trải nghiệm, trẻ tò mò, hiếu kỳ và liên tục phải tự đặt ra các câu hỏi, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp và làm việc nhóm với các bạn để tìm ra câu trả lời. 

  • Tăng sự thích thú với việc học  

Cuối cùng, phương pháp giáo dục trải nghiệm khơi dậy trong trẻ niềm yêu thích đối với việc học. Thay vì phải ngồi nhiều tiếng một chỗ và đọc trong sách vở có phần khô khan, trẻ có thể được ra ngoài tiếp xúc với học liệu, đối tượng, sự vật mới. Trẻ được giao lưu và kết bạn mới, được học qua các trò chơi ….

Đặc trưng của phương pháp giáo dục trải nghiệm

  • Trẻ là trung tâm của trải nghiệm

Điểm mấu chốt để tạo nên sự thành công của phương pháp giáo dục trải nghiệm là sự chủ động của trẻ. Bản thân trẻ phải chủ động thực hành, nghiên cứu, nghiền ngẫm, tự tư duy và tìm kiếm câu trả lời. 

Bên cạnh đó, ba mẹ và thầy cô giáo có thể giúp khơi dậy sự tò mò, hiếu kỳ, và ham học hỏi của trẻ hoặc hướng dẫn trẻ tư duy đúng hướng khi nhận được yêu cầu giúp đỡ từ trẻ.

  • Chương trình trải nghiệm được xây dựng có chọn lọc

Mặc dù nói giáo dục trải nghiệm có nhiều điểm sáng hơn so với phương pháp giáo dục truyền thống, tuy nhiên không phải cứ trải nghiệm là bỏ hết sách vở và trải nghiệm tùy hứng. 

Các chương trình trải nghiệm được xây dựng trên cơ sở khoa học, truyền đạt các lý thuyết trong sách vở dưới những hình thức mới dễ tiếp cận hơn như một vở kịch, một trò chơi. Dù dưới bất kì hình thức nào, những kiến thức được truyền tới trẻ vẫn phải giữ được giá trị nguyên bản.

  • Kết quả không quan trọng bằng quá trình 

Bản chất của phương pháp giáo dục trải nghiệm là quá trình thực hành. Vì vậy, quá trình thực hành, tự nghiên cứu và tư duy mới của trẻ mới là điều quan trọng nhất. 

Khi trẻ có kết luận cho một trải nghiệm, kết luận đó có thể đúng hoặc sai. Khi trẻ có một tư duy chưa đúng hướng, lúc này đã có sự trợ giúp của thầy cô và ba mẹ. 

Kết luận

Cùng với hai xu hướng mới kể trên, những trại hè quốc tế hứa hẹn trở thành một làn gió mới trong ngành giáo dục mà phụ huynh nên quan tâm 

Để có thể quyết định và lựa chọn trại hè quốc tế cho con ba mẹ có thể rút ngắn thời gian và công sức tìm hiểu thông qua việc  tìm kiếm các đơn vị tư vấn uy tín.

VietPhil Camp qua 7 năm phát triển, kết hợp với hệ thống các trường trên toàn thế giới như Philippines, Singapore, Mỹ, Canada, Úc v..v.. , là thành viên Việt Nam đầu tiên của Hiệp hội trại hè quốc tế ICF, tự tin có thể mang đến những câu trả lời đủ và chính xác nhất dành cho khách hàng. 

Chi phí và liên hệ đăng ký

Ba mẹ vui lòng điền đầy đủ thông tin, VietPhil Camp sẽ liên hệ lại với ba mẹ để tư vấn và hướng dẫn chi tiết.