Cách đây 7 năm, bộ phim Disconnect được công chiếu đã gây ra chấn động lớn và để lại rất nhiều phản ứng từ khán giả, bởi sự phản ánh chân thực một cách đáng sợ cuộc sống của con người hiện đại khi đắm chìm trong thế giới mạng.
Mọi thứ quá ảo và quá xa cách. Thậm chí ngay cả trước khi nhân vật kết thúc cuộc đời bằng cách tự tử, bạn bè cũng chỉ tương tác qua mạng xã hội chứ không một cuộc điện thoại hỏi han.
Kỷ nguyên số với sự phát triển thần tốc và đầy mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã giúp Internet có mặt ở khắp mọi nơi. Mọi thiết bị đều có kết nối mạng đã tạo cơ hội để mọi người tiếp cận với thế giới thông tin rộng lớn.
Tuy nhiên cái gì cũng có 2 mặt của nó. Trong trường hợp này, điều đáng lo ngại là tình trạng nhiều người mắc chứng nghiện Internet quá đà, đặc biệt là trẻ em.
Sự ảnh hưởng của Internet cùng mạng xã hội không chỉ dừng lại ở cường độ tiếp xúc. Nguy hiểm hơn là những nội dung thông tin, hình ảnh không lành mạnh đã gây ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý, đạo đức và hành vi của trẻ.
Nghiện internet ở trẻ – Chúng ta phải làm thế nào đây?
NỘI DUNG
Dấu hiệu nào giúp nhận biết được đang có chứng nghiện internet ở trẻ?
Theo đó, căn cứ để xác định “bệnh” là:
- Sử dụng máy tính để vào mạng nhiều đến mức cản trở cuộc sống bình thường.
- Cô lập mình với cộng đồng, sự tập trung dành cho internet mạnh hơn tất cả các sự kiện khác trong cuộc sống.
- Ngày càng tăng thời gian dùng internet, lâu dài xuất hiện triệu chứng giống như trầm cảm.
- Cảm xúc không ổn đinh, dễ thay đổi bất chợt, dễ cáu gắt.
Các chuyên gia cho rằng, một người sử dụng internet liên tục 4 tiếng trở lên mỗi ngày (ngoài mục đích công việc) và kéo dài hơn một tháng được đánh giá là nghiện. Theo thời gian và mức độ phụ thuộc vào internet, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị tâm lý hoặc dùng thuốc.
Vì sao sử dụng internet nhiều lại có thể gây nghiện cho người dùng?
Bởi khi đó, não bộ dưới tác động từ việc sử dụng internet sẽ vận hành như khi dùng ma tuý.
Điều này được giải thích như sau:
Khi chơi game, lướt mạng xã hội như Facebook, Instagram… não người chơi có sự tăng giải phóng dopamine, tăng sản xuất các morphin nội sinh. Các chất này tạo lên sự khoan khoái cho người chơi, dần dần họ trở thành nghiện.
Ngoài ra, các triệu chứng của nghiện internet cũng tương tự những triệu chứng của nghiện ma túy: thèm chơi game, mạng xã hội; dùng internet liên tục không nghỉ và không kiểm soát được; bỏ bê công việc, học tập; cảm xúc không ổn định, nếu bị buộc cai thì sinh phản ứng tiêu cực, vật vã…
Nghiện” là xu hướng tăng liều lượng, thời gian sử dụng, đến khi không thể bỏ được. Nếu dùng biện pháp cấm đoán, người “nghiện” có cảm giác khó chịu và gần như không thể chịu đựng được. Khi bị ngăn cấm, người “nghiện” sẵn sàng bỏ học, trốn học, bỏ việc, chểnh mảng các hoạt động khác hay dối trá… để được sử dụng điện thoại di động hay vào máy tính có kết nối internet.
Người thân trong gia đình có thể nhận biết chứng nghiện internet ở trẻ khi thấy con em mình sử dụng điện thoại di động liên tục, gần như 24/24. Thậm chí, khi bị ngăn cấm họ tìm mọi cách để được sử dụng như: ra quán nét; sang nhà hàng xóm, tìm đến bạn bè để mượn ĐTDĐ để sử dụng kết nối internet…
Khi online quá nhiều sẽ khiến họ kém ăn, gầy sút, không ngủ được. Thể lực giảm sút, thường thu rút bản thân, không muốn giao tiếp với ai, chỉ muốn sống trong phòng với thiết bị có kết nối ineternet. Tâm trạng rất hay căng thẳng, hằn học, bức xúc.
Ngoài ra, chứng nghiện internet ở trẻ sẽ kèm theo tâm trạng lo âu, buồn chán, bi quan, thậm chí nhiều trường hợp suy nghĩ tiêu cực.
Các biểu hiện này khi chuyển sang trạng thái “nghiện” thì sẽ gây trầm cảm ở 3 mức: trung bình, nặng không loạn thần và nặng có loạn thần. Ở mức độ nặng nhất là trầm cảm có loạn thần, bệnh nhân thường bị hoang tưởng dẫn đến những hành vi bất thường, gây rối cho người khác; thậm chí có những hành động gây nguy hiểm cho chính bản thân.
Họ thường có ảo giác khi nghe những âm thanh và suy tưởng thành những chuyện tương tự từng chứng kiến trên mạng internet, game….
Nhiều người cho rằng chơi game hoặc vào mạng xã hội không tác hại bằng nghiện ma túy, nhưng chính game online và mạng xã hội là nguyên nhân gây đổ vỡ trong cuộc sống.
Trẻ em chơi game nhiều giờ mỗi ngày sẽ không có thời gian để tham gia các các việc khác như học tập, thể dục thể thao, chơi với bạn bè. Mặt khác, các triệu chứng của trầm cảm do nghiện game và mạng xã hội khiến sức khỏa về thể chất và tâm thần của người nghiện game bị suy giảm nghiêm trọng.
Phải xử lý sao khi trẻ nghiện internet?
Một khi đã xác định nghiện, quá trình điều trị sẽ rất dai dẳng, mệt mỏi bởi cai nghiện internet cũng giống như cai nghiện ma túy.
Chưa kể, bởi vì máy tính đã trở thành phổ biến nên việc cai nghiện có phần khó khăn hơn. Trong đó khó khăn nhất là giai đoạn đầu, khi bệnh nhân buộc phải ngừng hoàn toàn việc vào mạng.
Vì vậy, ba mẹ cần hết sức kiên nhẫn. Hãy làm theo các bước sau:
Bước 1: Đả thông nhận thức
Sắp xếp với con một cuộc nói chuyện thân tình. Nội dung cuộc trò chuyện không nên “đả động” ngay đến vấn đề Internet mà hãy bắt đầu bằng vài câu chuyện phiếm rồi đi vào những nội dung thân mật.
Hãy tâm sự với con một vài bí mật của chúng, hỏi ý con về một vài dự định nhỏ và sau đó bắt đầu hỏi han con chuyện bạn bè, học hành hay bạn bè, thậm chí “tình yêu”. Từ đó, chúng ta có cớ để trao đổi với con một chút về việc lên mạng quá nhiều.
Điều này cũng sẽ giúp gia đình không bị lâm vào tình trạng “Đứt gãy vô hình” thế hệ giữa bố mẹ và con cái.
Bước 2: Tác động cảm xúc
Biện pháp 1: Cai nghiện “cứng” bằng kỷ luật
Hãy tìm các biện pháp khéo léo để cách ly đứa trẻ và Internet. Ví dụ một trong các cách sau đây:
Vài ngày đầu:
– Đặt máy tính ở nơi mọi người dễ dàng nhìn thấy. Đứa trẻ sẽ tự biết “mọi người có thể thấy tất cả những gì mình làm trên máy”.
– Hạn định thời gian sử dụng Internet mỗi ngày (dưới 30 phút) và cứng rắn đảm bảo “luật pháp” được tôn trọng, kèm theo các biện pháp trừng phạt nếu vi phạm.
Sau vài ngày đầu:
– Tạm ngưng thuê bao dịch vụ nối mạng (với lý do hư modem – nếu cần thiết).
– Cho đứa trẻ về quê hoặc đi du lịch hoặc tham gia hội trại dành cho học sinh hay hoạt động nào khác – ví dụ như Trại kỹ năng lãnh đạo trẻ Việt Nam VSLC khiến trẻ phải “ly thân” với Internet một thời gian ít nhất 3 ngày.
Biện pháp 2: Cai nghiện “mềm” bằng tâm lý
Bạn cần khỏa lấp sự hụt hẫng trong nhu cầu của con bằng cách hướng con vào hoạt động như các loại hình giải trí bổ ích, những hoạt động khám phá thú vị: picnic, trại hè, trang trí tường – nhà, câu cá, trồng cây, trang trí sân, xem kịch, thể thao… để giúp con “quên” đi cảm giác thèm thuồng được online.
Kế tiếp, bạn cần nối kết giữa bố mẹ với con tốt hơn.
Hãy cố gắng cải tạo mối quan hệ giữa chúng ta với con cái. Đó không chỉ giúp con thoát khỏi chứng nghiện mà còn đưa tình cảm gia đình lên một cấp độ mới. Hãy có mặt để lắng nghe con chia sẻ mọi điều trước khi quá muộn.
Bước 3: Hình thành thói quen mới
Khi con bắt đầu hòa nhập vào các thói quen mới, hãy chọn ra một vài thứ “đỉnh” nhất mà trẻ hứng thú để trẻ luyện thành những thói quen có ích, thay thế thói quen online cũ. Khi mọi thứ đã ổn thoả và con đã không còn “nghiện” internet nữa, hãy để con được tự chủ trong việc online. Điều này vừa giúp con có được sự tự chủ, vừa khiến con được cảm thấy tôn trọng.
VietPhil Camp 2021 – Nơi giúp con hiểu được và hạn chế tác động của internet
Trại hè trong nước VietPhil Camp 2021 được tổ chức bởi VietPhil Education Group diễn ra vào tháng 6 này với mục tiêu giúp các bạn trẻ Việt Nam tiếp cận và rèn luyện bộ kỹ năng mềm cho thế hệ mới cũng như nâng cao trình độ tiếng Anh là hành trang để sẵn sàng cho tương lai.
Sẽ có 2 chương trình trại hè: VietPhil Avenger Camp dành cho con từ 7-14 tuổi và VietNam Student Leadership Camp – trại hè lãnh đạo trẻ Việt Nam dành cho các bạn trẻ từ 12-17 tuổi.
Chủ đề của trại hè năm nay là “Opal Leader” – ”Lãnh đạo đa chiều”, được tổ chức với mục tiêu trang bị cho các bạn trại viên những hành trang kiến thức và kỹ năng tốt nhất. Trở thành những nhà lãnh đạo năng động, sẵn sàng thích ứng để tiến lên trong bối cảnh xã hội đang thay đổi mỗi ngày.
Với các chương trình nổi bật được xây dựng chi tiết, nhiều phần thi hấp dẫn cùng nhiều khoảnh khắc chiêm nghiệm tự thân sẽ giúp các con quên đi cảm giác thèm muốn và tránh xa được internet, từ đó có kế hoạch và thực hiện việc cân bằng giữa thế giới Online và cuộc sống hiện tại.
Kết Luận
Không có lối tắt để đến nơi cần đến. Không có viên thuốc thần kỳ nào khiến con cái trở về trạng thái cũ ngay lập tức. Cũng chắc chắn không có lớp cai chứng nghiện internet ở trẻ nào có thể đảm bảo con không “tái nghiện” về sau.
Cần định hướng cho con tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích, để trẻ có cơ hội giao tiếp, trải nghiệm, qua đó hoàn thiện các kỹ năng. VietPhil Avenger Camp và VietNam Student Leadership Camp 2021 sẽ là một sự lựa chọn phù hợp cho các con để giải quyết vấn đề này.
Đừng bỏ lỡ chương trình tuyệt vời này ba mẹ nhé!