Hệ thống giáo dục tại Mỹ

0
281

Là đất nước có hệ thống giáo dục bậc nhất thế giới, Mỹ là nơi có môi trường giáo dục được học sinh đến từ mọi nơi trên thế giới đều mong muốn được học tập và phát triển. Không chỉ nhận được sự quan tâm và lựa chọn đối các bậc đào tạo sau trung học, mọi phương pháp giáo dục của các cấp học tại đây đều được phụ huynh các quốc gia trên thế giới quan tâm chú ý và học hỏi. Vậy, các cấp học nói riêng và hệ thống giáo dục nói chung của Mỹ có những điểm đặc biệt nào. 

Tại Mỹ, chính phủ giao quyền quản lí giáo dục cho các bang, vì vậy không tồn tại hệ thống chương trình giáo dục chung hoặc chuân quốc gia. Các bang có  chương trình đào tạo khác nhau với chất lượng khá đồng đều từ đó các bang đều chấp nhận kết quả giáo dục của nhau. Một số điểm nổi bật của các cấp học như sau:

>>> Xem  thêm: Trại hè Mỹ là gì?

Hệ thống giáo dục tiểu học:

Đối với bậc tiểu học, đây là chương trình bắt buộc. Trẻ em tại Mỹ cũng giống Việt Nam bắt đầu từ năm 5 hoặc 6 tuổi và tùy vào mỗi khu vực và số năm có thể kéo dài từ 5 đến 6 năm. Tai đây, các con được học đa dạng các môn học khác nhau về tư duy và năng khiếu như: Toán, tiếng Anh, vẽ, ca hát, … Những điểm nổi bật của hệ thống tiểu học tại đây khiến rất nhiều phụ huynh thế giới đặc biệt là Việt Nam ngưỡng mộ đó là: Nhà trường luôn khuyên khích học sinh của mình tham gia các hoạt động để phát huy và tìm ra khả năng tối ưu của bản thân. Cụ thể, 1/3 thời gian của các con sẽ dành cho hoạt động ngoại khóa, thể thao ngoài trời, khám phá thế giới xung quanh. Ngoài ra, hệ thống trường học nhấn mạnh việc giáo dục kỹ năng nhân cách cho học sinh, rèn luyện và hướng dẫn đến học sinh cách phân tích một vấn đề từ đó biết cách khen ngợi, ủng hộ hay phê phán một vấn đề nào đó.

>>> Xem thêm: Thông tin du học Canada

Để có thể đánh giá được tổng quan về sự tiến bộ của học sinh, sau 2 đến 3 tuần các bạn học bắt buộc viết một đoạn văn hoặc một bức thư về cảm nhận của mình về một cuốn sách hoặc mô tả so sánh các hiện tượng, sự vật, … Hình thức này vừa giúp các thầy cô đánh giá được cách sử dụng từ ngữ, lối hành văn, vừa có thể nhận thấy suy nghĩ và cách nhìn nhận vấn đề thông qua câu từ ngôn ngữ học sinh đã viết.

>>> Xem thêm: Du học hè nước ngoài

Hệ thống giáo dục trung học

Với quy định riêng tại từng bang, thời gian chuyển tiếp lên trung học của các bang tại Mỹ không giống nhau. Có đến 88% học sinh trung học theo học tại các hệ thống công lập, số học sinh còn lại trong lứa tuổi sẽ lựa chọn các trường do tổ chức tôn giáo điều hành, tư thục hoặc học tại nhà. Trong bậc trung học gồm hai chương trình đó là chương trình của trung học bậc giữa (trung học cơ sở) và chương trình trung học. Hệ thống trung học này sẽ kéo dài từ từ lớp 6 đến lớp 12, khi kết thúc học sinh sẽ nhận được bằng tốt nghiệp, sau đó học sinh có thể lựa chọn các bậc học tiếp theo chính được gọi “giáo dục bậc cao”.

Có một điểm cần chú ý, các trường công lập bậc trung học tại Mỹ gần như không nhận du học sinh quốc tế, hoặc chỉ nhận các trường hợp trao đổi văn hóa ngắn hạn. Bởi vậy nếu du học sinh quốc tế muốn sang học theo bậc học này thường theo các trường tư thục. Trường trung học tư thục tại Mỹ có những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Ưu điểm của các trường này là học sinh ít, sĩ số lớp học đảm bảo tính hiệu quả và bao quát của giáo viên đến học sinh.
  • Một số trường có chương trình và hệ thống đánh giá kết quả riêng, một số còn lại theo chuẩn hóa của bang qui định.
  • Có hai dạng trường tư thục chính là trường nội trú và bán trú, bên cạnh đó có một số trường mang đặc điểm của hai hai loại trường trên. Bên cạnh đó, hệ thống tuyển sinh các trường này cũng rất đa dạng khi có đầy đủ các trường cho riêng nam, riêng nữ hoặc cả hai đối tượng.

Học sinh lựa chọn theo học ở trường tư thục có thể chọn một trong hai hình thức học cụ thể:

  • Trường học căn bản: Đây là hệ thống trường cơ bản, giáo dục học sinh theo hình thức mở, định hướng và hỗ trợ học sinh trong việc lựa chọn con đường sau khi tốt nghiệp.
  • Trường dự bị đại học: Tùy theo định hướng lựa chọn trường học mà học sinh lựa chọn, các lớp học và nội dung giảng dạy sẽ được thay đổi linh hoạt nhằm mục đích giúp học sinh làm quen dần với kiến thức cao, dần dần làm quen với môi trường Đại học về Vì đặc thù các trường dự bị cần chuẩn bị cho học sinh nhiều hơn nên học phí cũng cao hơn so với các trường căn bản.
Hệ thống đào tạo chuyên sâu

Hệ thống đào tạo sâu và theo chuyên ngành tại Mỹ được phân theo các hình thức trường bao gồm: Cao đẳng, Cao đẳng Cộng đồng, Đại học. Trường học theo các hình thức này có nhiều điểm giống nhau như:

  • Kiến thức đại cương trong chương trình học của các hình thức có thể giống nhau, nếu cùng nằm trong một bang, sách dành cho sinh viên tại đây có thể giống nhau.
  • Đội ngũ giảng viên đều là những người có khả năng và trình độ cao, đảm bảo chất lượng đào tạo của hệ cao đẳng không bị thấp hơn.
  • Tùy từng trường mà kiến thức đào tạo được linh hoạt sao cho phù hợp với sinh viên, độ khó ngang bằng với Đại học.

Nhiều trường hợp học sinh sau khi tốt nghiệp trung học có lực học rất gỏi tuy vậy do điều kiện tài chính hoặc định hướng công việc mà lựa chọn học tại hệ thống trường Cao đẳng Cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng tồn tại các trường hợp do học lực không đủ để thi vào Đại học nên chọn theo Cao đẳng Cộng đồng hoặc lựa chọn một ngành đào tạo nghề để được đi làm ngay sau khi hoàn thành chương trình học.

Nội dung

Đại học

Cao đẳng Cộng đồng

Định nghĩa

Là hệ thống các trường đào tạo giáo dục chuyên sâu 4 năm với nhiều nhành học, khóa học dành cho sinh viên. Các trường này cấp bằng cử nhân và các bằng sau đại học ( Thạc sĩ, Tiến sĩ) cho người học. Một số trường trong những trường này có nhiều điểm giống hệ đào tạo ĐH tại VN  như cho phép sinh viên học song song hai ngành, hỗ trợ đào tạo lên cao, chuyên sâu hơn với ngành nghề của mình. Là hệ thống các cơ sở giáo dục công lập hệ hai năm, đào tạo các ngành nghề và cấp chứng chỉ sau khi kết thúc khóa học. Sinh viên sau khi học trường này được tạo điều kiện rất tốt khi muốn học tiếp lên Đại học hoặc ra ngoài đi làm đúng với ngành nghề mình đã được học. Cụ thể, một số trường có nhiều chương trình cho sinh viên lựa chọn:

–         Giáo dục chuyển tiếp

–         Giáo dục nghề

–         Giáo dục bổ túc

–         Giáo dục suốt đời

–         Đào tạo nhân lực cho các ngành nghề

–         Giáo dục trực tiếp

Qui mô

Qui mô các trường Đại học lớn với nhiều sinh viên mang lại môi trường học tập quốc tế, giao lưu giữa nhiều nước, cụ thể dao động từ 100 đến 300 sinh viên/lớp. Đối với hệ đào tạo nâng cao, sĩ số lớp sẽ giảm khá nhiều tùy theo nhu cầu ngành học hoặc lựa chọn của sinh viên. Dao động trong khoảng 30 sinh viên/lớp. Với số lượng học sinh ít mang lại lợi thế về cho sinh viên. Giảng viên có thể hỗ trợ được từng sinh viên tốt hơn trong các giờ học. Sinh viên cũng dễ dàng trao đổi hỗ trợ nhau trong các giờ học trên trường.

Thời gian đào tạo

Sinh viên đại học: 4 năm

Đào tạo sau đại học:

   Thạc sĩ: từ 1 năm rưỡi đến 2 năm

   Tiến sĩ: từ 3 đến 5 năm

2 năm

Học phí

   Trường ĐH hệ công: Dao động 10.000 – 15.000 USD/năm.

   Trường ĐH hệ tư: Dao động từ 25.000 – 30.000 USD/năm.

 

Dao động từ 5000 – 7000 USD/năm. So với mức học phí của Đại học, các trường Cao đẳng Cộng đồng rẻ hơn 50% với hệ công và rẻ hơn lên đến 75% với hệ tư.

Cần nhấn mạnh thêm các hình thức đào tạo sau Đại học của hệ thống các trường Đại học tại Mỹ như sau:

Điểm mạnh: Chương trình đào tạo cung cấp kiến thức sâu sắc và chi tiết và tỉ mỉ về ngành học được lựa chọn, với cơ sở vật chất và cơ hội thực hành đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của học viên. Các tài liệu tại đây đều là những tài liệu cập nhật kiến thức đầy đủ nhất, cùng với đó là đội ngũ giáo sư có kiến thức uyên bác hỗ trợ người học trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt với những ngành nghiên cứu như: Y học, toán học, quản trị kinh doanh, … Đặc biệt cần xác định tâm lí trước khi sang nhập học đó là chương trình đào tạo sau Đại học tại Mỹ nặng hơn Việt Nam và một số nước khác, nhất là đối với chương trình đào tạo Tiến sĩ.

Hình thức: Các trường đào tạo Thạc sĩ và Nghiên cứu sinh theo hệ chính quy, tuy vậy vẫn có một số ít trường nhận đào tạo tại chức.

Điều kiện đầu vào: Bằng Đại học với điểm trung bình từ 3.0 trở lên. Điểm Ielts dao động từ 6.0 đến 6.5 tùy trường. Riêng với Thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh yêu cầu kinh nghiệm công tác của học viên từ 2 đến 3 năm.