“Chú ý vào!“, “Tập trung!” hay ” nốt bài này thì con sẽ được nghỉ” là những câu hội thoại mà chắc hẳn ba mẹ nào cũng từng ít nhất 1 lần sử dụng để khiến trẻ dành sự tập trung vào bài học.
Rốt cục thì, chúng ta đều phải công nhận trẻ có khoảng thời gian chú ý ngắn.
Các chương trình học trong hệ thống giáo dục được thiết kế để đảm bảo lượng kiến thức trẻ nhận được phải đủ đầy. Tuy nhiên có lẽ những nhà giáo dục hàng đầu của chúng ta đã quên mất rằng các con chỉ có những khoảng thời gian nhất định có thể tập trung!
NỘI DUNG
Khoảng thời gian tập trung của trẻ theo từng độ tuổi
Để trả lời câu hỏi làm cách nào để con có được sự tập trung, trước hết ta cần nắm được khoảng thời gian tập trung của trẻ ứng với từng độ tuổi.
Các chuyên gia đã thống nhất với nhau rằng khoảng thời gian tập trung của trẻ thông thường sẽ tăng từ 2-3 phút mỗi năm theo từng độ tuổi. Đó là khoảng thời gian mà một đứa trẻ điển hình có thể duy trì sự tập trung vào một nhiệm vụ nhất định – và chỉ một.
Khoảng chú ý trung bình diễn ra như sau:
- 2 tuổi: 4 đến 6 phút
- 4 tuổi: 8 đến 12 phút
- 6 tuổi: 12 đến 18 phút
- 8 tuổi: 16 đến 24 phút
- 10 tuổi: 20 đến 30 phút
- 12 tuổi: 24 đến 36 phút
- 14 tuổi: 28 đến 42 phút
- 16 tuổi: 32 đến 48 phút
Điều đáng chú ý là một số nhà nghiên cứu về sự phát triển cho rằng giới hạn cho sự tăng tập trung mỗi năm theo độ tuổi của trẻ lên tới 5 phút. Có nghĩa là một đứa trẻ 2 tuổi có thể tập trung vào một nhiệm vụ trong tối đa 10 phút mỗi lần.
Tất nhiên, đây chỉ là những điều mang tính khái quát.
Và việc một đứa trẻ thực sự có thể tập trung được bao lâu phần lớn được xác định bởi các yếu tố như: sự gây xao nhãng ở gần đó, mức độ đói hay mệt của trẻ, và cả mức độ hứng thú của chúng đối với hoạt động này.
Nhưng nếu khoảng thời gian chú ý của con bạn ngắn hơn mức trung bình, điều đó đáng được giải quyết.
Các nguyên nhân gây ra sự kém chú ý của trẻ em
Sự mệt mỏi
Thiếu tập trung có thể là kết quả của sự mệt mỏi, đây là điều mà các bậc cha mẹ cũng như trẻ em thường mắc phải trong cuộc sống bình thường.
Mệt mỏi cũng có thể do rối loạn nhịp thở khi ngủ (SDB), một tình trạng có thể ảnh hưởng đến trẻ em thừa cân hoặc những trẻ có u tuyến hoặc amidan quá lớn.
Suy giáp ở trẻ em với nhiều dạng khác nhau thường gây ra mệt mỏi và có thể được điều trị bằng thuốc. Nó cũng có thể là do thói quen ngủ không đều mà trẻ có thể không nhận thức được, hoặc nhu cầu ngủ thay đổi của cơ thể.
Ba mẹ có thể chú ý vào việc trẻ ngủ “nướng” trong những ngày không đi học sâu tới bao lâu, để biết trẻ có cần ngủ nhiều hơn trong tuần hay không.
Khuyết tật học tập
Thiếu chú ý và khuyết tật học tập (tên khoa học: learning disabilities ) có thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ, trẻ mắc các chứng như chứng khó đọc không được chẩn đoán ( undiagnosed dyslexia ) hoặc khó thở có thể sử dụng sự thiếu chú ý như một cơ chế đối phó.
Khi các em không thể thực hiện các yêu cầu hay hoàn thành bài tập ở trường hoặc ở nhà vì các khuyết tật học tập, các em có thể dễ dàng bỏ cuộc, nhanh chóng mất tập trung, mắc những sai lầm dường như bất cẩn hoặc dường như không nghe theo hướng dẫn.
Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những đứa trẻ sử dụng smartphone nhiều có thể dẫn tới rối loạn não bộ và kém phát triển hơn những đứa trẻ không sử dụng thiết bị điện tử, hoặc sử dụng ít (dưới 1 tiếng mỗi ngày).
Tuy nhiên có thể nguyên nhân không phải do thiết bị điện tử, mà là trẻ không còn dành thời gian chơi trò vận động và tương tác với người thực sự, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển trí não.
So với những trẻ có ít hoặc không có nhiều thời gian sử dụng smartphone, những trẻ dùng thiết bị điện tử hơn 1 giờ mỗi ngày mà không có sự tương tác của cha mẹ có:
- Chất xám trong não kém phát triển. Chất xám rất quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ, khả năng đọc viết và trí não.
- Nhiều chất xám hỗn loạn. Điều này có nghĩa là não của trẻ không thể hoạt động nhanh chóng, bởi vì chất xám giúp não “giao tiếp” với chính nó và các bộ phận khác của cơ thể.
- Kỹ năng đọc và ngôn ngữ trong các bài kiểm tra nhận thức kém.
- Sự mất tập trung vì nhiễu loạn chất xám, từ đó giảm khả năng học tập.
Đương nhiên, nghiên cứu này rất nhỏ và kết quả chỉ là sơ bộ. Cần có thêm nhiều nghiên cứu trước khi các nhà khoa học đưa ra kết luận cuối cùng. Nhưng chúng ta có thể thống nhất với nhau rằng lạm dụng smartphone không tốt cho sự phát triển của trẻ – không chỉ trong vấn đề học tập.
Vậy làm cách nào để con có được sự tập trung?
Những giải pháp đơn giản (nhưng hiệu quả) giúp tăng sự tập trung của trẻ
- Chia nhỏ thời gian thành các giai đoan nhỏ tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ
Một đứa trẻ 12 tuổi có thể dành 40 phút tập trung cho một dự án khi nó được chia thành hai phần 20 phút với thời gian nghỉ năm phút ở giữa.
- Đọc sách
- Chơi thể thao
- Nghệ thuật
- Hoà mình vào thiên nhiên
Kết Luận
Làm cách nào để con có được sự tập trung vẫn luôn là sự băn khoăn của các bậc phụ huynh. Các giải pháp như cho con chơi các loại nhạc cụ, chơi thể thao, đọc sách… đã được nhiều ba mẹ áp dụng, và nó thật sự đã có hiệu quả.
Một cách thức khác cũng hiệu quả không kém, đó là cho con hoà mình vào thiên nhiên cùng những bạn nhỏ đồng lứa, chơi các trò chơi phát triển bản thân.
Trại Kỹ Năng Lãnh Đạo Trẻ Việt Nam – VSLC 2020 tổ chức vào tháng 12 này với mục tiêu giúp các bạn nhỏ được gần thiên nhiên, phát triển sự tập trung, trí lực, thể lực toàn diện thông qua các chương trình được tổ chức bài bản, khoa học chắc chắn là một lựa chọn ba mẹ có thể cân nhắc.
Chi tiết chương trình, ba mẹ có thể gọi tới Hotline 0974.400.886 để được tư vấn trực tiếp, hoặc truy cập theo đường dẫn dưới đây: