Đây chắc hẳn là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ chuẩn bị bước vào tuổi trưởng thành, khi mà các con dần phải đối mặt nhiều hơn với những lỗi lầm và sự vấp ngã.
Những nghiên cứu tâm lý cho thấy nỗi sợ thất bại thường liên quan trực tiếp đến giá trị của con người. Những người cho rằng họ có giá trị cao hơn người khác thì họ lại càng né tránh thất bại.
Đối với trẻ em, đặc biệt là những em trong độ tuổi từ 7 đến 15 tuổi thường có tính cạnh tranh và thể hiện cái tôi của mình. Các con bắt đầu phát triển khả năng quan sát, phân tích những người xung quanh con và so sánh với chính bản thân. Kết quả là, trẻ có luôn muốn duy trì cảm giác thành công hơn người khác và né tránh thất bại.
May mắn thay, có nhiều nghiên cứu đưa ra các cách giáo dục cho ba mẹ và nhà trường để giúp trẻ em đối phó với cảm giác thất bại và giúp các con phát huy hết tiềm năng của mình.
NỘI DUNG
Vì sao chúng ta cần dạy trẻ cách vượt qua nỗi sợ thất bại?
Nếu trẻ em không tự tin rằng mình có khả năng thành công thì việc bắt tay vào thử nghiệm những công việc mới mẻ sẽ là điều quá xa vời với con. Trẻ sẽ ít khi tự nguyện tham gia vào các hoạt động mang tính đổi mới để tránh gặp sai sót nhất có thể. Điều này sẽ giúp trẻ giữ hình ảnh và giá trị của mình trong mắt người khác.
Tuy nhiên, nếu nỗi sợ gặp thất bại trở thành một thói quen, chúng sẽ làm giảm tính sáng tạo của trẻ, khiến trẻ trở nên bị động và ngại va chạm hơn. Vì vậy, ba mẹ cần phải có những phương pháp giáo dục thích hợp để dạy cho con cách vượt qua nỗi sợ thất bại.
Xếp loại 4 nhóm trẻ em cùng nỗi sợ vấp ngã
Thông thường, khi nhắc đến nỗi sợ thất bại, trẻ em có thể sẽ thuộc một trong bốn nhóm phân loại sau:
Nhóm trẻ sẵn sàng chấp nhận thất bại
Đây là những đứa trẻ chấp nhận thất bại vì mục đích học hỏi. Thay vì coi thất bại là cách hạ thấp giá trị con người thì trẻ sẽ xem thất bại như 1 cách để cải thiện năng lực của mình. “Thất bại là mẹ thành công” – đây chính là câu tục ngữ miêu tả chính xác nhất về nhận thức của nhóm trẻ này đối với việc thất bại.
Để hình thành nhận thức này cho trẻ nhỏ thì ba mẹ không nên chê trách con mỗi khi con làm sai một việc gì. Thay vào đó, họ cần động viên, khích lệ và cùng con tìm cách giải quyết cho những lỗi mà con đã mắc phải.
Nhóm trẻ ghét thất bại
Nếu như ba mẹ đang dạy dỗ bằng cách phạt con mỗi khi con bị điểm kém hay phạm lỗi sai thì đây là một cách giáo dục tiêu cực. Cách dạy này vô tình tạo ra sự căm thù giữ trẻ với sự thất bại.
Ở nhóm này, trẻ em sẽ cố gắng né tránh thất bại bằng cách liên tục đạt được thành công. Tuy nhiên, có 2 điểm khác nhau trong nhận thức về sự thành công của Nhóm trẻ sẵn sàng thất bại và Nhóm trẻ ghét thất bại
- Nhóm trẻ sẵn sàng chấp nhận thất bại: mong muốn thành công để thể hiện năng lực và cải thiện bản thân
- Nhóm trẻ ghét thất bại: mong muốn thành công để không bị thất bại
Vì vậy, nhóm trẻ này luôn lấy nỗi sợ thất bại làm động lực để thành công bằng bất cứ cách nào. Các con luôn sợ hãi rằng dù chỉ một lần thất bại cũng sẽ làm hỏng hình ảnh hoàn hảo của con trong mắt người khác.
Vì vậy đôi khi trẻ sẽ nói với các bạn trong lớp rằng con không có thời gian để chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới. Nhưng sự thật là con đã dành cả đêm để học bài. Khi đã vượt qua bài kiểm tra với điểm cao, con muốn thể hiện mọi người thấy rằng con rất xuất sắc bởi khả năng của con đã quá hoàn hảo mà không cần bất kỳ nỗ lực nào.
Nhóm trẻ sợ thất bại
Những đứa trẻ trong nhóm này thường không muốn mình quá nổi bật. Chúng luôn né tránh những sai lầm, nhưng cũng chả mong đợi thành công. Trẻ cho rằng, nếu các con bỏ nhiều công sức ra nhưng vẫn gặp phải thất bại thì chẳng phải điều đó quá vô nghĩa hay sao?
Để tránh gặp phải thất bại do chính bản thân mình làm ra, con sẽ luôn viện cớ đổi lỗi cho những lý do khách quan. Nếu không có phương pháp giáo dục từ sớm thì nhận thức này sẽ ăn sâu vào tiềm thức của trẻ và tạo nên nhiều thói quen xấu như lười biếng, thụ động, tư duy chậm,…
Nhóm trẻ miễn cưỡng chấp nhận thất bại
Đây là nhóm trẻ khó tạo động lực thành công nhất vì bản thân các con đang có nhận thức sai lầm. Con tin rằng những thất bại lặp đi lặp lại là do con không có năng lực. Trẻ đã quá mệt mỏi và muốn từ bỏ việc cố gắng để đạt được thành công, duy trì giá trị bản thân.
Vậy ba mẹ có thể xác định được con của mình đang nằm trong nhóm nào không? Trừ nhóm trẻ sẵn sàng chấp nhận thất bại thì 3 nhóm trẻ còn lại đều cần ba mẹ, bạn bè và nhà trường sẵn sàng tạo điều diện và động lực để các con thay đổi nhận thức.
Cách giúp con vượt qua nỗi sợ vấp ngã
Thất bại không đồng nghĩa với thua cuộc, chúng ta chỉ thực sự thua cuộc khi từ bỏ cuộc chơi. Cha mẹ cần nuôi dưỡng đúng cách nhận thức của trẻ về sự vấp ngã. Dưới đây là 3 trong số nhiều cách mà phụ huynh có thể sử dụng để giúp con vượt qua nỗi sợ vấp ngã:
Xây dựng mối quan hệ tích cực với con
Điều này đặc biệt hữu ích khi ba mẹ có con nằm trong Nhóm trẻ sợ hoặc miễn cưỡng chấp nhận thất bại. Nhiều nghiên cứu tâm lý đã cho thấy trẻ em trong 2 nhóm này sẽ có thêm động lực
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sinh viên có động lực để cố gắng hết sức khi nhiệm vụ được giao bởi ba mẹ và giáo viên thân thiết với con. Các nghiên cứu cũng chứng minh điều ngược lại là đúng. Trẻ con sẽ có ít động lực thành công hơn nếu nhiệm vụ được giao bởi ba mẹ hay giáo viên không thường xuyên trò chuyện với con với con.
Một gợi ý của VietPhil đó là ba mẹ và giáo viên hãy thường xuyên tâm sự với con như những người bạn. Ba mẹ có thể hỏi con về những suy nghĩ của con khi con cố gắng hoàn thành công việc, khi con phạm phải sai lầm và vấp ngã,… Biết sâu hơn về nỗi sợ thất bại của trẻ sẽ giúp ba mẹ cảm thông và thấu hiểu hơn về con.
Từ đó, ba mẹ có thể đưa ra những lời khuyên và lời động viên phù hợp với hoàn cảnh của con. Đây cũng chính là gợi ý thứ 2 để ba mẹ giúp con vượt qua nỗi sợ thất bại.
Đánh giá cao sự nỗ lực hơn là năng khiếu bẩm sinh
Ngày càng nhiều giáo viên bắt đầu coi trọng nỗ lực của học sinh hơn là khả năng “bẩm sinh” của các con. Điều này trở nên quan trọng hơn đối với phụ huynh khi họ chính là người dạy dỗ và đồng hành cùng con từ khi còn nhỏ.
Một khi được tiếp cận với những lời khuyến khích này từ nhỏ thì khi lớn lên, con sẽ có xu hướng nâng cao giá trị của sự nỗ lực hơn và không còn sợ hãi về hình ảnh hoàn hảo, thành công do có năng khiếu nữa.
Hãy dạy trẻ rằng: thay vì đặt giá trị bản thân phụ thuộc vào các yếu tố như thành công trong học tập, ngoại hình hay sự nổi tiếng; chúng ta nên nhìn nhận thất bại là một phần của con người vì không ai là hoàn hảo.
Một cách để khuyến khích sự chăm chỉ cho trẻ là đưa ra nhận xét, phản hồi và khen ngợi sự nỗ lực của con bất kể khi nào con hoàn thành xong bài tập. Một khi con nhận được những phản hồi trực tiếp, tích cực thì con sẽ không chỉ có thêm động lực để thành công mà còn tự tin hơn trong những thử thách tiếp theo.
Tuy nhiên, ba mẹ và giáo viên cũng không nên yêu cầu con cố gắng hơn nếu con thất bại trong lần này. Đặc biệt là nếu con đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực để hoàn thành công việc. Nếu không, trẻ có thể bắt đầu nghi ngờ năng lực của mình và cuối cùng trở thành người né tránh hoặc chấp nhận thất bại.
Thực hành, thực hành và thực hành
Chỉ có cách cho trẻ thực hành – vấp ngã nhiều lần thì con mới có thể trở nên mạnh mẽ hơn trước sự thất bại. Đó là lý do vì sao các nước tiên tiến trên Thế giới luôn để trẻ tự làm thí nghiệm và các bài tập thực hành nhiều hơn. Điều này sẽ tạo nên phong cách sống độc lập, làm quen với sự thất bại, tự tìm tòi cái mới để từ đó phát huy tính sáng tạo.
Chính vì vậy, ba mẹ nên chọn những phương pháp giáo dục nhấn mạnh giá trị của sự thất bại như một bài học cần thiết trong quá trình học tập. Đặc biệt, đây cũng chính là mục đích chính của trại hè STEAM – Asian 4.0 2021.
Trại hè Asian 4.0 lấy khoa học và công nghệ làm trọng tâm chính để xây dựng các hoạt động vui chơi và học tập cho các con từ 7 đến 14 tuổi. Một khi đã tìm hiểu về 2 lĩnh vực này, con sẽ thấy rằng những bước tiến khoa học trong quá khứ luôn được phát triển từ hàng trăm lần thử nghiệm và thất bại. Chỉ cần nỗ lực thì thành công sẽ luôn đến với chúng ta.
Trại hè STEAM – Asian 4.0 2021 có đến hơn 70% các hoạt động là những thí nghiệm thực thành khoa học, hóa học và công nghê kỹ thuật. Vì vậy, giáo viên luôn khuyến khích các con không nản chí, không sợ phạm sai lầm mỗi khi thí nghiệm không thành công. Trẻ sẽ có thêm động lực để tiến lên bảo vệ và chứng minh cho ý tưởng của mình.
Xem thêm: [BÍ QUYẾT] 3 cách kích thích kỹ năng sáng tạo của con
Kết luận
Bất kỳ ai cũng đã từng đối mặt với nỗi sợ thất bại, sợ phải vấp ngã để rồi làm mất hình tượng của mình trong mắt mọi người. Trẻ con cũng vậy, các con cũng có những nỗi sợ riêng mà bản thân không thể nào vượt qua được nếu như không có sự giúp đỡ của ba mẹ và nhà trường.
Vì vậy, phụ huynh hãy ngưng than trách con vì những sai lầm mà con mắc phải. Thay vào đó, hãy khích lệ, động viên và dạy cho con cách đứng lên sau những lần vấp ngã ấy. Những chương trình bổ ích như trại hè Asian 4.0 cũng sẽ là một mái trường thứ 2 giúp các con rèn luyện sự mạnh mẽ để vững bước trên con đường phát triển bản thân.