NỘI DUNG
Làm chủ thời gian
Cùng một khối lượng công việc như vậy với thời gian yêu cầu là như nhau nhưng có người thoải mái hoàn thành công việc với kết quả tốt mà vẫn có thời gian nghỉ ngơi. Trong khi đó, lại có những người loay hoay khi không biết mình phải làm gì trước tiên rồi bị nhấn chìm trong áp lực và căng thẳng.
Sự khác nhau ở đây nằm ở kỹ năng quản lý và sử dụng thời gian của mỗi người. Quản lý thời gian kém làm giảm hiệu suất làm việc, chất lượng công việc và tạo nên những căng thẳng không đáng có về mặt tinh thần.
Do vậy, kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả là yếu tố không thể xem nhẹ nếu muốn thành công và thăng tiến trong sự nghiệp.
Trước tiên để biết hiện tại mình đang quản lý thời gian có hiệu quả hay không, bạn hãy thử trả lời những câu hỏi sau đây nhé:
- Bạn có thời gian để làm những việc mình thích không?
- Có phải bạn luôn phải vội vã và thường trễ giờ?
- Bạn có thường hủy các hoạt động thú vị ngoài công việc vì quá bận không?
- Bạn có luôn cảm thấy không đủ thời gian trong ngày không?
- Bạn hay nản lòng và thiếu kiên nhẫn?
Nếu 3/5 câu trả lời là “Không”, thì bạn cần xem xét lại kỹ năng làm chủ thời gian của mình. Đặc biệt là với các bạn trẻ thuộc thế hệ Z, khi mà dòng chảy cuộc sống ngày càng hối hả hơn, lượng thông tin và công việc hằng ngày càng nhiều hơn thì kỹ năng quản lý thời gian sao cho hiệu quả lại càng cần thiết.
-
Tự đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian của bản thân
-
Đặt thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ
-
Hoạch định thời gian cho từng việc
-
Tránh tình trạng trì hoãn hay gián đoạn
Tư duy phản biện
Tư duy phản biện yêu cầu bạn phải biết cách tư duy và sắp xếp các luận điểm, luận cứ một cách rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.
Điều đặc biệt là tư duy phản biện không đơn giản chỉ là tích lũy thông tin. Bởi lẽ những người có trí nhớ tốt và biết nhiều kiến thức chưa chắc là người có tư duy phản biện tốt.
Tuy nhiên, những người có tư duy phản biện tốt phải có khả năng vận dụng linh hoạt những thông tin, kiến thức mà họ biết để giải quyết vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, suy luận ra nhiều hệ quả từ vấn đề đó,…
Bạn cũng không nên nhầm lẫn tư duy phản biện với việc thích tranh cãi hay chỉ trích người khác. Mặc dù các kỹ năng tư duy phản biện có thể được sử dụng để vạch trần những thiếu sót và sai lầm trong các lập luận, giả thuyết có sẵn nhưng kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những lập luận đúng đắn và mang tính xây dựng.
-
Đánh giá khách quan: Nhìn nhận vấn đề từ nhiều chiều, ở những vị trí khác nhau sẽ cho bạn một cái nhìn khách quan. Cân nhắc mọi việc theo logic, hạn chế cái tôi cá nhân.
-
Luôn đặt câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Tìm hiểu được nguyên do và cách thức, bạn sẽ nhìn xa hơn và đi đúng hướng.
-
Lật ngược vấn đề: Câu hỏi kinh điển cho việc rèn luyện tư duy “Gà có trước hay trứng có trước”. Mặc dù vấn đề đảo ngược không đúng thì việc xem xét có thể đưa bạn đến con đường tìm kiếm giải pháp nhanh và chính xác hơn. Điều đó cho phép bạn xét đến rất nhiều trường hợp để loại trừ và tìm ra đáp án đúng nhất.
-
Kết luận vấn đề qua các bằng chứng thực tế: Đôi lúc cảm xúc lấn át lý trí, nhưng khi lý trí của bạn chưa được thuyết phục bởi các bằng chứng thì bạn vẫn sẽ còn nghi ngờ.
Quản trị cảm xúc
Sự hối hận sau cơn nóng giận là một trong những lý do đầu tiên khiến người ta quan tâm đến cảm xúc của mình. Một nét cười, một nét giận của bạn- nếu đúng người, đúng lúc, đúng nơi thì ắt hẳn sẽ được lòng mọi người.
Thời đại này nếu chỉ vì chuyện nhỏ không kiềm được cảm xúc mà “xé” ra to là vô cùng bất lợi. Trái lại nếu luôn giữ bản thân ở thế khiêm nhường, cầu tiến, tích cực tạo lập quan hệ xã hội thì cơ hội thăng tiến càng cao. Hơn hết, ấn tượng tốt mà chúng ta để lại cũng giúp chúng ta rất nhiều.
Các bạn thuộc thế hệ Z thường được nhận xét là có cái tôi cao và hơi “bốc đồng”. Tuy nhiên đây là tính cách chung của các bạn trẻ đang ở lứa tuổi dậy thì cho đến cả những bạn sinh viên đại học. Vì vậy, nếu bạn đang muốn dần làm quen với cách quản trị cảm xúc thì 4 bước dưới đây sẽ giúp bạn:
Để quản trị cảm xúc, trước tiên cơ thể phải ở trong trạng thái tốt nhất. Cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái thì những cảm xúc tích cực sẽ dễ dàng đến, ngược lại cơ thể mệt mỏi, tinh thần lo lắng, buồn bã thì cảm xúc tiêu cực sẽ xâm chiếm.
Khi làm điều đó bạn sẽ suy nghĩ góc nhìn tích cực hơn của vấn đề đã xảy ra. Tránh bản thân hướng suy nghĩ về những khó khăn và phủ nhận khả năng giải quyết.
Hãy nghĩ về định hướng giải quyết công việc tích cực và lạc quan như: “Ai rồi cũng phải gặp những lỗi lầm, mọi chuyện trong cuộc sống chỉ là tương đối”, “Mình đủ khả năng để giải quyết việc này, thậm chí làm tốt hơn trước”, “Được rồi, khó khăn ư? Trải qua nó mình sẽ trưởng thành hơn, giỏi hơn.”
Cảm xúc không nên bị ép buộc dồn nén, mà cần có cách giải tỏa lành mạnh. Khi nóng giận, bạn không nên tự giam mình trong phòng và tiếp tục tự trách bản thân. Thay vì như thế, bạn nên ra ngoài một mình và dành thời gian làm các việc như đạp xe, ngồi lơ đễnh trên một chuyến bus, ngắm nhìn những quang cảnh yên tĩnh,…
Yoga hoặc thiền là phương pháp tĩnh tâm vô cùng hiệu quả, đặc biệt với những người đang giận dữ, khó chịu trong người. Bằng cách tránh mặt người đối diện và thử làm một vài động tác yoga hoặc thiền trong vài phút, bạn sẽ học cách quản trị cảm xúc tức giận và cảm thấy tốt hơn lên.
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình là những kỹ năng bạn cần để cung cấp các bài thuyết trình hiệu quả và hấp dẫn cho nhiều đối tượng khán giả khác nhau. Trong đó bao gồm cấu trúc bài thuyết trình, cách thiết kế các slide, tông giọng và ngôn ngữ cơ thể.
Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng mềm rất quan trọng vì chúng giúp người trình bày truyền đạt được thông tin phức tạp theo cách đơn giản và thú vị nhất để thu hút khán giả, truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc hiệu quả, nâng cao sự tự tin.
Theo khảo sát có hơn 70% người đi làm đồng ý rằng kỹ năng thuyết trình rất quan trọng đối với thành công của họ trong công việc. Trong khi đó, có 20% người được hỏi cho biết họ sẽ làm mọi thứ để tránh thuyết trình bao gồm giả vờ bị bệnh hoặc nhờ đồng nghiệp thuyết trình thay.
Nếu kém kỹ năng thuyết trình, các nhà quản lý sẽ không truyền đạt được cảm hứng cho các thành viên trong đội nhóm, sản phẩm sẽ không bán được, doanh nghiệp sẽ không thu hút được nguồn đầu tư và công ty sẽ không thể phát triển. Đây dường như là một cái giá quá lớn phải trả nếu không sở hữu một kỹ năng cơ bản mà bất cứ ai cũng có thể cải thiện.
Vì vậy, đối với các bạn trẻ thuộc thế hệ Z – nơi cung cấp nguồn lao động trong tương lai, lại càng cần phải trau dồi kỹ năng thuyết trình cực kỳ thành thạo. Một số lưu ý để các bạn có một buổi thuyết trình thành công có thể kể đến là:
- Sự tự tin: Phong thái tự tin sẽ gây ấn tượng rất tốt, thậm chí ngay cả trước khi bạn bắt đầu nói. Nếu bạn trông tự tin và tin tưởng vào những gì mình nói, khán giả cũng sẽ có thể đặt sự tin tưởng vào bạn.
- Trình bày khoa học: Trong một bài thuyết trình nếu có nhiều nội dung cần đề cập, bạn cũng nên chia nhỏ chúng ra và trình bày hoàn tất từng nội dung. Tránh tình trạng đang nói vấn đề này lại chuyển sang vấn đề khác khiến bài thuyết trình lan man.
- Ngôn ngữ cơ thể linh hoạt: Nhiều người cho rằng, nội dung bài phát biểu mới là quan trọng; nhưng nét mặt của bạn cũng góp phần gây thu hút cho người nghe không kém. Hãy linh hoạt điều chỉnh biểu cảm và nhấn nhá giọng nói sao cho phù hợp với nội dung bài thuyết trình.
- Giao lưu với khán giả: Thuyết trình không phải là một mình bạn nói, hãy hỏi khán giả để cùng thảo luận và tìm ra câu trả lời, khán giả được tương tác sẽ hào hứng vào bị hút vào bài nói chuyện của bạn.
Kỹ năng ứng dụng công nghệ
Ngoài ra các kỹ năng mềm, kỹ năng ứng dụng công nghệ trong công việc cũng đặc biệt được lưu tâm. Bởi được sinh ra trong sự bùng nổ của kỷ nguyên 4.0, thế hệ Z đang và sẽ được công nghệ và internet chi phối rất nhiều.
Trí tuệ nhân tạo & tự động hóa sẽ thay thế nhiều công việc của con người, dẫn đến khó khăn hơn trong tìm kiếm việc làm, tình trạng dư thừa lao động thủ công, thất nghiệp sẽ xảy ra.
Công nghệ chi phối đã đặt ra nhiều thách thức cho thế hệ Z. Có lẽ ngay bây giờ chính là thời điểm thích hợp để thế hệ này hành động và thay đổi, bởi bên cạnh những thách thức vẫn có không ít cơ hội thuận lợi mở ra cho thế hệ Z.
- Blockchain
- Google Cloud Platform (nền tảng đám mây của Google)
- Volusion (nền tảng thương mại điện tử)
- Risk management (quản trị rủi ro)
- Product photography (chụp hình sản phẩm)
- Rapid prototyping (làm mẫu thử nhanh)
- Google App Engine API
- SCORM (các tiêu chuẩn dành cho sản phẩm e-learning)
- GitLab (nền tảng lập trình)
- SCORM (ngôn ngữ lập trình cho blockchain)
Sự thật là nhóm tuổi nhỏ nhất thuộc thế hệ Z vẫn đang học tiểu học trong khi nhóm lớn hơn đã tốt nghiệp và bắt đầu đi học. Có thể nói thế hệ Z chính là tương lai của lực lượng lao động.
Đối với các bạn sinh viên đại học trở lên, việc vận dụng các kiến thức học trên trường song song với việc tự giác tìm hiểu thêm các kỹ năng ứng dụng công nghệ qua internet là điều cực kỳ quan trọng.
Bên cạnh đó, đối với những bạn trẻ dưới 18 tuổi thì các hoạt động rèn luyện kỹ năng ứng dụng công nghệ trong học tập có phần đa dạng hơn. Ngoài internet, các con có thể trau dồi kiến thức về công nghệ thông qua các hoạt động ngoại khóa mang tính thực tiễn cao như trại hè mô hình STEAM.
Lời kết
Đứng trước sự thay đổi mạnh mẽ trong cuộc sống, thế hệ Z cần chủ động hơn trong việc trang bị những hiểu biết sâu rộng, tư duy mở và kỹ năng mềm để thích nghi với sự thay đổi đó.