Đôi khi, hãy cho con được “đi để trở về”

 

doi-khi-can-de-cho-con-di-de-tro-ve

Nuôi dạy một đứa trẻ nên người còn khó hơn xây dựng một doanh nghiệp thành công. Doanh nghiệp khi thất bại thì có thể bỏ đi làm lại cái mới; nhưng đối với trẻ con đương nhiên không thể như vậy. 

Nuôi con luôn là một chủ đề được ba mẹ chú ý bậc nhất. Làm thế nào để trẻ em phát triển toàn diện và tốt nhất? Việc trả lời câu hỏi này chưa bao giờ là đơn giản.

Trẻ em bản thân khi sinh ra là một tờ giấy trắng. Tờ giấy đó cần được lấp đầy bởi những kỹ năng, những trải nghiệm đúng đắn và đầy đủ khi bé trưởng thành. Trong hành trình này, những điều được vẽ nên trên đúng chuẩn hay không, phụ thuộc rất nhiều vào ba mẹ.

Ai cũng mong muốn mang đến những điều tốt nhất cho con và chúng ta tin là mình sẽ làm điều đúng đắn nhất.

Nhưng sự thật có phải như vậy?

Trưởng thành là một quá trình học hỏi và phát triển liên tục

Từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, trẻ luôn trong 1 sự phát triển liên tục, không ngừng nghỉ. Trải suốt quá trình này, đứa trẻ  cần phải học hỏi và tiến bộ liên tục để có được đầy đủ kỹ năng, trí lực, kinh nghiệm để tồn tại một cách độc lập khi trưởng thành.

Trong quá trình lớn lên của mình, cái mà trẻ cần nhất là một môi trường lành mạnh để thoải mái trải nghiệm và tích lũy tri thức, kinh nghiệm cho bản thân. Ba mẹ cần hiểu rằng, thực chất quá trình trưởng thành của trẻ đó là từ khi trẻ không biết thứ gì đến lúc biết hầu như tất cả mọi thứ.

Vì thế để duy trì được sự phát triển liên tục này, trẻ cần được tiếp xúc với những điều mới mỗi ngày.

Không có khuôn mẫu cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên trong những giai đoạn độ tuổi nhất định, trẻ cần sở hữu những kỹ năng nhất định phù hợp. Có như vậy thì đến khi trưởng thành nó mới có được sự phát triển đầy đủ nhất đồng thời khai phá được những tiềm năng riêng của bản thân.

Bất kỳ một đứa trẻ bình thường nào cũng có khả năng để đạt đến mức đó. Nếu không đạt được, thì ba mẹ có 1 phần trách nhiệm không nhỏ.

de-con-duoc-kham-pha
Nếu không để con thử, làm sao biết được có làm được hay không? (ảnh: Dã ngoại Papakit của trại viên VietPhil Camp)

Những kỹ năng cơ bản của con: Đơn giản nhưng không được phép xem nhẹ

Tôi biết một cậu bé thông minh và có khả năng tiếp thu rất tốt. Năm nay cậu bé mới học lớp 1 nhưng đã biết cơ bản 2 ngôn ngữ khác nhau và chơi đàn piano thành thạo. Tuy nhiên đến mỗi bữa ăn cậu vẫn cần mẹ bón cơm, hay mặc quần áo vẫn cần bố mẹ giúp.

Ngày nay, đây là điều không phải hiếm gặp.

Ăn uống và vệ sinh là 2 kỹ năng căn bản nhất mà một người cần phải thành thạo trước tiên. Sau đó là những kỹ năng khác như tự mặc quần áo, đi giầy dép, dọn đồ chơi, dọn phòng… Đây đều là những việc mà trẻ cần phải biết làm khi đến một độ tuổi nhất định.

Thế nhưng đôi khi cha mẹ lại coi nhẹ những kỹ năng đó. Bởi suy nghĩ rằng đằng nào lớn lên nó cũng sẽ biết làm, ta thà làm giúp chúng cho nhanh còn hơn kiên nhẫn hướng dẫn chúng tự làm từ đầu.

Đương nhiên một đứa trẻ mười tuổi chắc chắn sẽ biết tự ăn cơm, nhưng chưa chắc nó đã biết dọn phòng của mình. Một đứa trẻ mười sau tuổi có thể biết tự dọn phòng, nhưng lấy gì chắc chắn rằng nó sẽ biết tự chuẩn bị một bữa ăn cho bản thân?

Là cha mẹ, chúng ta không thể mãi đi theo và chăm sóc cho con. Sẽ đến lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi.

Sẽ đến lúc chúng ta phải tự hỏi “Tại sao con mình làm việc gì cũng không nên hồn, sao nó không được như những đứa trẻ khác?”.

Chúng ta đâu biết rằng lỗi lầm là của chính chúng ta, những bậc cha mẹ vì thương con không đúng cách mà tước đi của chúng cơ hội phát triển đúng theo tự nhiên.

Chúng ta đã không lớn lên cùng con, mà đã lớn lên hộ con mất rồi, ba mẹ ạ!

Trưởng thành cũng giống như việc xây nhà vậy. Mỗi điều trẻ tích lũy được là một viên gạch. Viên dưới cùng chắc chắn thì viên trên mới có thể đứng vững. Khi thấy con có thể tự làm được việc gì thì chúng ta nên khuyến khích chúng tự túc việc đó. Nhiệm vụ của chúng ta là tin tưởng và giúp chúng hoàn thiện những kỹ năng chứ không phải là làm hộ chúng mọi việc.

Với trẻ, thành thạo một kỹ năng là một sự nâng tầm. Nó sẽ có thêm một phần tự tin để tiếp tục học hỏi những kỹ năng khác. Cứ liên tục như vậy, trẻ sẽ đạt được sự phát triển toàn diện nhất.

Và điều này cần phải được tạo xuyên suốt hành trình của trẻ. Từ kỹ năng đơn giản như ăn, ngủ, mặc quần áo, dọn phòng…khi còn nhỏ cho tới tư duy, cách làm việc, tiếp thu kiến thức, sáng tạo… trong thời kỳ học tập và chuẩn bị tốt nghiệp.

Cho con được “đi để trở về” – Tặng bạn ấy 1 trải nghiệm bứt phá

Được khuyến khích vấp ngã, phạm sai lầm khiến con tự tin và có thể tự học hỏi sau mỗi lần thất bại. Trong khi đó những trải nghiệm đa dạng sẽ giúp hành trình phát triển của trẻ đầy màu sắc, trẻ như vậy khi lớn lên sẽ có nhiều kinh nghiệm thú vị, hữu ích cho cuộc sống mai sau.

Thành thạo những kỹ năng cơ bản giúp trẻ đủ khả năng tự sinh tồn và có nền tảng vững chắc, còn thành thạo những kỹ năng quan trọng – ví dụ như 10 kỹ năng quan trọng theo báo cáo của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới giúp trẻ trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc trong kỷ nguyên 4.0. 

Trại hè khám phá VietPhil Avenger Camp dành cho các bạn nhỏ từ 7-14 tuổi và Trại hè Lãnh Đạo Trẻ Việt Nam VSLC 2021 dành cho các bạn từ 12-17 tuổi diễn ra vào giữa năm 2021 này là nơi cung cấp cho con những kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm tuyệt vời.

Nơi đây không chỉ là vui chơi, học tập, cảm nhận mà còn là khoảng thời gian xa khỏi ba mẹ của trẻ. Chỉ có được thả ra, con mới có thể trở về với một phiên bản “nâng cấp” hơn hẳn so với chính con trước đó.

 

khoi-hanh-VSLC-2020-VietPhil-9

Trên một bàn cờ, quân vua là yếu đuối và vô dụng nhất, tuy nhiên nó cũng lại là quan trọng nhất, mất vua tương đương với mất tất cả. Trong cuộc sống, con cái đối với mỗi bậc cha mẹ đều giống như quân vua trên bàn cờ vậy. 

Có lẽ những điều được truyền tải trong bài viết không có gì là mới mẻ. Tuy nhiên chính những điều đơn giản này lại có thể đảm bảo cho con một sự phát triển toàn diện.

Xin chúc tất cả các bậc cha mẹ luôn có đủ dũng khí cần thiết để cho con được trải nghiệm những gì chúng đáng được trải nghiệm. Hãy lớn lên cùng con, đừng lớn lên hộ con.

Hãy để cho con được “đi để trở về” cùng VietPhil Summer Camp nhé, ba mẹ!