Ba mẹ nào cũng đều mong muốn con có thể trở thành 1 nhà lãnh đạo tài năng trong tương lai. Nhưng làm cách nào để đạt được điều đó?
“Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Có nhiều yêu cầu để trẻ trở nên xuất sắc trong việc dẫn dắt đội nhóm. Lãnh đạo chính mình là một trong những phẩm chất quan trọng nhất.
Có rất nhiều cuốn sách và những câu chuyện viết ra để dạy chúng ta làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người chỉ có thể kể ra vài cái tên nhà lãnh đạo mà bản thân mình yêu mến, hoặc ngưỡng mộ.
Trong thời hiện đại ngày nay, càng ngày người ta càng đòi hỏi nhiều ở những người đứng đầu để dẫn dắt tập thể đi lên, vượt qua khó khăn và đạt được những thành tựu không chỉ cho các cá nhân, mà còn cho cả cộng đồng. Những nhân viên đòi hỏi sếp của mình phải là những Opal Leader – Nhà Lãnh Đạo Đa Chiều.
Jagdish Parikh – chuyên gia về lãnh đạo của Trường Kinh doanh Harvard cho rằng, những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất nhận ra rằng trước tiên họ cần phải học kỹ năng lãnh đạo chính bản thân mình.
Vì sao lại như vậy?
Theo ông, lãnh đạo chính là sự chia sẻ và làm cho mọi việc trở nên dễ dàng, là một cách sống và tồn tại.
Lãnh đạo là biết cách chấp nhận stress và tự tạo cảm giác vui vẻ cho mình để vạch ra những mục tiêu, vượt qua trở ngại và đạt được các mục tiêu đó.
Theo Jagdish Parikh, khoảng cách giữa những gì học được từ nghệ thuật lãnh đạo và kinh nghiệm thực tế mà một người có được ở vai trò lãnh đạo đã tạo khó khăn cho việc xây dựng mẫu hình một nhà lãnh đạo lý tưởng.
Nếu một người không thể là người lãnh đạo cho chính bản thân mình nhưng lại lãnh đạo người khác thì đó là một việc làm quá táo bạo. Nếu anh không biết cách lãnh đạo chính mình, người khác sẽ làm điều đó.
– Jagdish Parikh –
Nguyên tắc “liên quan độc lập”: Bí quyết giúp nhà lãnh đạo đạt được mọi mục tiêu đề ra
Một người có thể đạt được khả năng tiềm tàng của mình, vươn đến vai trò của một nhà lãnh đạo bằng cách thực hiện nguyên tắc “liên quan độc lập”. Theo lý thuyết này, anh ta có thể đạt được một mục tiêu lớn bằng những việc làm đơn giản.
Jagdish Parikh chia sẻ điều này trong cuốn sách Managing Your Self (tạm dịch: Tự làm chủ bản thân) của mình, phương pháp này là một sự tổng hợp của những ý tưởng pha trộn giữa phương Đông và phương Tây, giữa hiện đại và cổ điển.
Ông cũng cho rằng, điều quan trọng là con người phải hiểu rõ những khả năng tiềm ẩn bên trong bản thân để đạt được thành tích tốt nhất.
Khi các nhà lãnh đạo làm việc với tâm trạng căng thẳng, họ có thể đạt được thành tích cao nhưng điều này thường không kéo dài được lâu. Parikh đưa ra kết luận: “Nếu một người không cảm thấy vui vẻ, thoải mái với chính bản thân mình thì họ khó mà tạo ra cho mình động cơ làm việc được”.
Làm chủ cảm xúc để trở thành lãnh đạo xuất sắc
Nếu không làm chủ được cảm xúc của mình, rất khó để bạn duy trì sự sáng suốt trong các quyết định và cách hành xử với cấp dưới.
Nếu một người không cảm thấy vui vẻ, thoải mái với chính bản thân mình thì họ khó mà tạo ra cho mình động cơ làm việc được.
Tạo ra cảm giác vui vẻ, thoải mái cũng là một kỹ năng quan trọng như bất kỳ một kỹ năng nào khác trong kinh doanh. Các nhà lãnh đạo cũng giống như bất kỳ một người bình thường nào khác, đôi khi họ cũng tự hỏi: “Tôi là ai? Tôi thật sự muốn làm điều gì?”.
Có thể điều họ muốn làm và điều họ phải làm không giống nhau. Có thể họ cũng gặp những xung đột trong cuộc sống cá nhân, xã hội và trong nghề nghiệp. Parikh cho rằng, lãnh đạo có nghĩa là chia sẻ và làm cho mọi việc trở nên dễ dàng. Ông viết: “Lãnh đạo ở đây là sự chia sẻ thông tin, ý tưởng… Khả năng lãnh đạo không phải là một phẩm chất, một chiến lược hay chiến thuật. Theo quan niệm của tôi, đó là một cách sống và tồn tại.”
Parikh cho biết: “Trong nền giáo dục chính thức, chúng ta chẳng được dạy gì về cảm xúc nhưng chúng ta luôn tồn tại ở mức độ cảm xúc nào đó. Chúng ta không thể thay đổi chỉ bằng cách mơ ước. Chúng ta phải khám phá bản thân mình. Cuộc sống là sự tổng hợp của những trải nghiệm, trí óc và xúc cảm. Cảm xúc đến rồi đi nhưng với tư cách là những cá nhân, chúng ta không hề thay đổi”.
Luyện tập lãnh đạo chính mình ngay từ khi còn nhỏ: Cách để con trẻ trở thành lãnh đạo xuất sắc trong tương lai
Những phẩm chất khiến nhà lãnh đạo trở nên nổi bật không phải do bẩm sinh mà có. Theo Parikh, đó là những kỹ năng mà các nhà lãnh đạo có thể và nên tự trau dồi cho chính mình như tự khám phá, hiểu rõ và làm chủ bản thân.
Những kỹ năng này có thể được phát triển từ thực tế.
Tiếp nối thành công từ trại Kỹ năng lãnh đạo trẻ mùa đông 2020, Trại hè Kỹ năng lãnh đạo năm 2021 – VietNam Student Leadership Camp với chủ đề “Opal Leader – Lãnh đạo đa chiều” được tổ chức với mục tiêu trang bị cho các bạn trại viên từ 12 – 17 tuổi những hành trang tốt nhất về cả kiến thức lẫn kỹ năng, trở thành những nhà lãnh đạo tương lai luôn luôn chủ động, sẵn sàng trong bối cảnh xã hội thay đổi không ngừng, ngày càng đòi hỏi nhiều hơn ở những người đứng đầu.
Trại viên sẽ được tiếp cận và từng bước được trang bị những kĩ năng cần thiết của một Leader hàng đầu trong thế kỷ 21: tư duy phản biện, khả năng tổ chức, vận hành đội nhóm cùng với các kỹ năng mềm: giao tiếp, thuyết trình, tạo kết nối, gây ảnh hưởng và cảm nhận nhanh nhạy với mọi thứ xung quanh… và – đương nhiên – khả năng lãnh đạo chính mình.
Để trở thành 1 nhà lãnh đạo giỏi, cần nhiều phẩm chất quan trọng. Nhưng để trở thành 1 nhà lãnh đạo vĩ đại, cần rất rất nhiều phẩm chất. Hiểu mình, biết mình muốn gì và biết cách lãnh đạo chính mình là phẩm chất hàng đầu mà bất cứ leader nào cũng phải có để có thể trở nên vĩ đại.
Hãy để Vietnam Student Leadership Camp 2021 trang bị cho con những phẩm chất tuyệt vời ấy vào mùa hè này nhé, ba mẹ!