Không phải tự nhiên mà tư duy phản biện luôn mặc định nằm trong danh sách những kỹ năng cần thiết đối với những bạn trẻ hiện đại. Người sở hữu khả năng tư duy phản biện sẽ có rất nhiều lợi thế trong cuộc sống, và là một phẩm chất không thể thiếu đối với một nhà lãnh đạo trong tương lai.
Hiện nay đã có rất nhiều những nghiên cứu khác nhau về chủ đề này nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra một định nghĩa chung và thống nhất nào về tư duy phản biện.
Tư duy phản biện chính xác là gì? Vì sao nó lại quan trọng tới như vậy? Hãy cùng VietPhil tìm hiểu nhé.
Phần lớn các định nghĩa giải thích về tư duy phản biện đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự rõ ràng và khả năng lập luận.
Người có tư duy phản biện thường có thể:
- Hiểu được sự gắn kết logic giữa các quan điểm.
- Hiểu, phát triển và đánh giá được các lập luận.
- Tôn trọng các lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác.
- Tìm ra những sự không nhất quán và bất đồng quan điểm với ý kiến chủ quan trong cách lập luận.
- Trình bày, giải quyết các vấn đề một cách hệ thống.
- Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng.
Tư duy phản biện rất quan trọng cho tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Quá trình phát triển kỹ năng này liên quan đến việc thu thập, phần tích và diễn giải thông tin một cách thận trọng, trước khi cùng nó đi đến một kết luận có thể biện minh được rõ ràng.
Nó là kỹ năng mà mọi Opal Leader – nhà lãnh đạo đa chiều trong tương lai đều phải có.
Lý do bởi nó tạo điều kiện cho người ta phân tích, đánh giá, xây dựng lại những suy nghĩ của mình; giảm rủi ro trong cách vận dụng hành động, suy nghĩ với một sự cứng nhắc không nên có. Đối với học sinh sinh viên, để học và lĩnh hội được nội dung kiến thức, sự gắn kết trí tuệ là điều cốt yếu.
NỘI DUNG
LỢI ÍCH CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN VỚI TRẺ
Giúp con xác định những suy nghĩ mang tính chủ quan
Tư duy phản biện giúp trẻ chỉ ra cả những suy nghĩ thiên vị trong lập luận của người đối diện, cả những thiên vị ở trong chính bản thân trẻ.
Nếu trẻ hiểu và giải quyết được những sự chủ quan này một cách công bằng, sau đó điều chỉnh lại tương ứng suy nghĩ của mình, con sẽ nhận ra được đối tượng đó trên phương diện mà nó thiên lệch, từ đó hiểu được những thiên vị của chính mình qua phản ứng đối với nó.
Tư duy phản biện giúp trẻ định hướng vấn đề
Tư duy phản biện tập trung vào phân tích và nắm bắt đối tượng của mình. Nó – về cơ bản – loại bỏ các phản ứng cảm xúc, trừ khi chúng trở thành một phần của cách tiếp cận hoặc giải pháp.
Tư duy phản biện con nhìn thấy bức tranh toàn cảnh
Tư duy phản biện không bao giờ xem xét thứ gì một cách biệt lập mà đặt trong hệ quy chiếu nhất định. Tư duy phản biện cho phép con có được cái nhìn rộng, không bị bó buộc vào tiểu tiết, từ đó hiểu vấn đề và bản chất của đối tượng hơn nữa.
KHI CÓ TƯ DUY PHẢN BIỆN, TRẺ SẼ SỞ HỮU NHỮNG PHẨM CHẤT NÀO KÈM THEO?
Phân tích vấn đề và thấu hiểu tới cùng
Đứa trẻ có tư duy phản biện luôn cố gắng để hiểu mọi vấn đề, hứng thú với việc tìm kiếm sự thật ở tận cùng. Ngược lại, trẻ không có được phẩm chất này lại lười nhác trong việc tìm hiểu nguyên nhân hay các yếu tố xoay quanh vấn đề đó. Nếu như vấn đề đó không liên quan gì đến đứa trẻ đó, nó lại càng không có lý do để quan tâm.
Mở rộng tư duy – Tiếp thu ý kiến
Một vấn đề không thể chỉ có một mặt. Một người bình thường khó có thể tự kết luận nguyên nhân, hay giải quyết vấn đề đó một cách chính xác mà không nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Tất nhiên, để có thể phản biện tốt thì không nên bỏ sót manh mối nào. Trẻ sẽ phải thực sự quan tâm, lắng nghe vấn đề đó một cách chăm chú.
Sự sáng tạo
Sáng tạo ở một người có tư suy phản biện là cách suy nghĩ “bên ngoài chiếc hộp” và họ thường chịu khó theo đuổi hướng đi ít người chú ý.
Tư duy logic
Tư duy logic là một phẩm chất khác trẻ có được khi thành thạo tư duy phản biện. Con có thể sắp xếp các dữ liệu theo luận điểm, lập luận chỉnh chu và logic, trước khi trình bày quan điểm của mình cho người khác nghe và thuyết phục được họ.
Tự tin trong lập luận, không ngại sai
Dù đã có rất nhiều cải cách, các chương trình giáo dục của Việt Nam vẫn chưa thể giúp đa phần trẻ em có được sự tự tin trong việc nêu quan điểm của bản thân. Nhiều trẻ thường ngại không phát biểu ý kiến của mình vì sợ sai. Trẻ sẽ không bao giờ có được tư duy phản biện nếu như không thay đổi suy nghĩ.
Chín chắn trong phán xét
Vội vàng đưa ra kết luận cho một vấn đề là nguyên nhân của những cuộc cãi vã không hồi kết. Thử nhìn sự việc theo góc cạnh mới và đừng quên chú ý đến thái độ và kinh nghiệm của người khác. “Đáp án của con có thể sai hoặc ngược lại, đừng cố chấp theo đuổi quan điểm của mình nếu nó không đúng” – hãy nhắc nhở trẻ điều đó mỗi ngày. Đó là cách làm của người có tư duy phản biện.
Đoc thêm: Để con trở thành nhà lãnh đạo tài ba trong tương lai: Hãy dạy trẻ lãnh đạo chính mình trước!
5 PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO TRẺ ĐẠT HIỆU QUẢ
Tư duy là một công việc yêu cầu nhiều kỹ năng. Không phải ai sinh ra cũng có kỹ năng tư duy giống nhau và toàn diện như nhau. Việc luyện tập tư duy là điều cần thiết. Có nhiều cách rèn luyện tư duy phản biện. Dưới đây là 5 phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả ba mẹ có thể tham khảo:
Tích cực trau dồi và làm giàu kiến thức cho bản thân
Để có thể tranh luận, con bạn cần phải phân định một luồng thông tin là đúng hay sai. Khi đó con phải cần có một nền tảng kiến thức với mức tổng quát vừa đủ.
Những kiến thức chung này sẽ trở thành nền tảng để trẻ dựa vào và đưa ra các lập luận chính xác làm người khác bị thuyết phục. Một người thiếu nền tảng kiến thức tổng quát, cho dù muốn tư duy phản biện cũng sẽ gặp khó khăn vì sẽ không biết phải dựa vào đâu để trình bày quan điểm.
Hướng dẫn trẻ áp dụng phương pháp 5W1H để xây dựng câu hỏi
Trước mọi vấn đề trong cuộc sống, não bộ con người luôn tò mò, sự tò mò thể hiện bằng việc đưa ra hàng loạt các câu hỏi. Song, đa số mọi người chỉ xoay quanh các câu hỏi “Tại sao?” mà quên đi những câu hỏi căn bản khác.
Thưc ra, phương pháp 5W1H được áp dụng rộng rãi trong nhiều khía cạnh của đời sống khi có bất cứ tình huống nào đó phát sinh. 5W1H là một công cụ giúp hỗ trợ phân tích một vấn đề ra theo nhiều hướng nhằm mục đích làm rõ ràng 1 vấn đề, trình bày 1 ý tưởng, hay tóm tắt 1 sự kiện.
Một đứa trẻ có thói quen luôn đặt câu hỏi với những luồng thông tin được tiếp xúc sẽ dần phát triển được kỹ năng tư duy phản biện. Ba mẹ cần chịu khó giúp con tập thói quen đặt câu hỏi này. Một thời gian, trẻ sẽ dần trở nên nhạy bén hơn trong việc phân biệt đâu là nguồn thông tin đáng tin cậy, và đâu là nguồn thông tin cần phải chất vấn và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
Đánh giá mọi việc khách quan
Muốn có tư duy phản biện tốt, các bạn phải có cái nhìn khách quan bất cứ một vấn đề nào đó. Nghĩa là, các bạn không được suy nghĩ hay giải quyết các vấn đề theo cảm tính hay đặt cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Theo đó, các bạn hãy bỏ cái nhìn chủ quan, thay vào đó là suy nghĩ khách quan trong mọi việc. Khi đánh giá mọi việc khách quan, các bạn sẽ có những lập luận sắc bén, đánh giá vấn đề một cách logic và chính xác hơn.
Đảo ngược vấn đề
Một cách tuyệt vời để các bạn có được những điều chưa được khắc phục trong một vấn đề khó khăn là thử đảo ngược mọi thứ. Chẳng hạn, rõ ràng rằng có A thì có B, nhưng nếu có B thì liệu có A không? Gà có trước hay trứng có trước?…
Mặc dù vấn đề đảo ngược chưa chắc đã đúng, việc này có thể đưa trẻ đến con đường tìm kiếm giải pháp nhanh và chính xác hơn. Khi xét đến nhiều trường hợp để loại trừ dần và tìm ra đáp án đúng nhất, bức tranh toàn cảnh sẽ dần hiện lên trước mặt.
Rèn luyện để có một bộ não khỏe mạnh
Nếu cơ thể của chúng ta không có được thể trạng tốt, não bộ của chúng ta cũng sẽ không hoạt động một cách hiệu quả, luồng suy nghĩ của chúng ta bị tắc nghẽn và khó đưa ra được những nhận định sáng suốt.
Những việc như rèn luyện thân thể, ngủ nghỉ và ăn uống một cách khoa học, kết hợp tham gia các hoạt động rèn luyện trí não như đọc sách, chơi cờ…là rất cần thiết.
VSLC 2021 – Nơi giúp đưa khả năng tư duy phản biện của trẻ lên tầm cao mới
Tất nhiên, việc tạo cho con môi trường để rèn luyện khả năng tư duy phản biện là một điều rất cần thiết. Và sẽ tuyệt vời hơn nếu như đó là một nơi gồm rất nhiều bạn trẻ đồng trang lứa, cùng rèn luyện sâu về kỹ năng này.
Trại hè Kỹ năng lãnh đạo năm 2021 – VietNam Student Leadership Camp với chủ đề “Opal Leader – Lãnh đạo đa chiều” được tổ chức với mục tiêu trang bị cho các bạn trại viên những hành trang tốt nhất về cả kiến thức lẫn kỹ năng, trở thành những nhà lãnh đạo tương lai luôn luôn chủ động, sẵn sàng trong bối cảnh xã hội thay đổi không ngừng, ngày càng đòi hỏi nhiều hơn ở những người đứng đầu.
Trại viên sẽ được tiếp cận và từng bước được trang bị những kĩ năng cần thiết của một Leader hàng đầu trong thế kỷ 21: tư duy phản biện, khả năng tổ chức, vận hành đội nhóm cùng với các kỹ năng mềm: giao tiếp, thuyết trình, tạo kết nối, gây ảnh hưởng và cảm nhận nhanh nhạy với mọi thứ xung quanh…
Tư duy phản biện là một kỹ năng quan trọng vì nó tạo điều kiện cho người ta phân tích, đánh giá, định hình lại lại những suy nghĩ của mình, từ đó làm giảm rủi ro hành động, tư duy với một cách sai lầm.
Bất cứ đứa trẻ nào cũng cần thuần thục kỹ năng này để có thể trở thành một người dẫn đầu trong tương lai. VSLC 2021 có thể giúp trẻ đạt được điều này.
Chỉ có 80 suất, ba mẹ hãy nhanh tay lên nhé!