Tại các nước phát triển trên Thế giới, mô hình giáo dục STEAM đang được phát triển như một phương pháp giảng dạy khoa học, giúp các em học sinh phát triển toàn diện về cả tư duy và thể chất.
Trong khi đó, một thực trạng đáng báo động tại Việt Nam hiện là các phương pháp giáo dục nhìn chung còn lạc hậu, nặng về “thầy đọc – trò ghi”, “học để thuộc, để nhớ, để ghi”, mang nặng tính áp đặt, chưa chú trọng các phương pháp giáo dục sáng tạo.
Vậy, liệu STEAM có thể trở thành mô hình giáo dục phù hợp với học sinh Việt Nam hay không?
1. Thực trạng giáo dục tại Việt Nam hiện nay
Báo cáo cho thấy phải đến 70% các bạn sinh viên trẻ đang làm việc trái ngành. Đây có thể là một ví dụ cho thấy ngành giáo dục Việt Nam chưa thực sự có phương pháp giáo dục thích hợp cho các bạn học sinh ngay từ khi còn nhỏ.
Chương trình sách giáo khoa quá đặt nặng lý thuyết, áp lực về điểm thi, có nhiều môn học, nhiều lớp học thêm. Trong khi đó, quỹ thời gian 1 ngày của các em vẫn chỉ gói gọn trong 24h. Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu: các em học sinh có thói quen “học vẹt” để tiếp thu đủ lượng kiến thức khổng lồ mỗi ngày, nhằm “đạt yêu cầu” cho qua.
Đây là một cách tiếp cận giáo dục khá tiêu cực. Bởi lẽ, việc “học vẹt” lý thuyết sẽ làm các em mất đi khả năng chủ động sáng tạo, tư duy logic, phân tích vấn đề để giải quyết. Đây đều là những kỹ năng cần thiết để giúp các em trở thành nguồn nhân lực trong môi trường làm việc năng động của Thế kỷ 21.
Vì vậy, nếu không có một phương pháp giảng dạy khoa học cho các con ngay từ khi còn đi học thì việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai sẽ không hề dễ dàng.
2. Mô hình giáo dục STEAM tại các nước phát triển
STEAM được giới thiệu như một phương pháp giáo dục được cải tiến trên Thế giới. Cụ thể, STEAM là cụm từ viết tắt của 5 môn học Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Mỹ thuật) và Maths (Toán học). Đây là 5 lĩnh vực được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Chính vì vậy, thay vì dạy kiến thức tràn lan với nhiều môn học, STEAM chỉ tập trung giảng dạy các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong:
- Lĩnh vực khoa học – công nghệ: Bao gồm các kỹ năng khi sử dụng não trái: tư duy (IQ), phân tích và giải quyết vấn đề.
- Lĩnh vực nghệ thuật: Bao gồm các kỹ năng khi sử dụng não phải: điều khiển cảm xúc (EQ), sáng tạo và đồng cảm.
Ông Naveen Jain, người sáng lập Viện Đổi mới Thế giới (World Innovation Institute), cho rằng: “Việc chỉ giảng dạy những lý thuyết tràn lan để các em đi thi đạt điểm cao không phải là phương pháp giảng dạy khoa học. Đặc biệt là khi Thế giới luôn phát triển và thay đổi hằng ngày. Chúng ta cần áp dụng STEAM như một phương pháp giáo dục cơ bản, giúp các em biết cách làm thế nào để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống sau này”.
Trong bài phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush vào năm 2006, ông đã đề xuất tăng nguồn tài chính của các bang cho các chương trình giáo dục STEAM và tăng số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học Hoa Kỳ trong 5 ngành này.
Từ năm 2010 trở đi, giáo dục STEAM tại Mỹ thậm chí còn được đưa vào giảng dạy ngay từ các cấp tiểu học. Họ cho rằng, việc cho các em tiếp cận với khoa học và công nghệ, cùng những thí nghiệm thực tế ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp các em sớm phát triển khả năng tư duy logic và tư duy phản biện.
Bên cạnh Mỹ, các nước phát triển khác như Úc, Canada và Hồng Kông, đã và đang phát triển rất nhiều chương trình phổ cập giáo dục STEAM trên toàn quốc.
Tổ chức UNESCO cũng đã khuyến khích giáo dục STEAM như một phương pháp giảng dạy khoa học để giúp các em cải thiện “4 Kỹ năng của thế kỷ 21”:
STEAM tập hợp năm bộ môn quan trọng để tạo ra một môi trường học tập tối đa hóa. Chúng khuyến khích tất cả học sinh tham gia, để các em chủ động hợp tác và giải quyết vấn đề. Cách tiếp cận toàn diện này giúp các em vận động đồng thời cả bên trái và bên phải của não bộ. Cùng như những gì các em sẽ phải làm trong môi trường làm việc của thế kỷ 21.
3. Lời kết
Như vậy, phương pháp giảng dạy STEAM hoàn toàn có thể giải quyết những vấn đề còn đang vướng mắc trong nền giáo dục tại Việt Nam. Phương pháp này có thể cải thiện thói quen “học vẹt” của học sinh Việt Nam, giúp các em chủ động tư duy, tìm hiểu, sáng tạo và giải quyết vấn đề trong thực tế. Từ đó, các em sẽ trang bị đủ các kỹ năng cần thiết để tự tin bước vào lực lượng lao động toàn cầu trong thế kỷ 21.
Nếu ba mẹ đang quan tâm đến mô hình giáo dục STEAM và muốn con mình tiếp cận đến phương pháp giáo dục tiên tiến này thì Trại hè STEAM 2021 – Asian 4.0 chắc chắn sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho con.
Asian 4.0 được tích hợp phương pháp giảng dạy STEAM bao gồm 5 môn học chính cùng những thực hành thí nghiệm cụ thể, giúp các em học cách chủ động tư duy phản biện và phát triển khả năng sáng tạo. Ngoài ra, Asian 4.0 được tổ chức dưới mô hình trại hè còn giúp các con vận động thể chất, học các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếp và kết bạn với nhiều bạn mới,…
Xem thêm: 5 Lý do vì sao ba mẹ nên cho con tham gia trại hè STEAM