Có nhiều phụ huynh cho rằng, khoa học và nghệ thuật là hai con ngành nghề riêng biệt. Nếu đã định hướng cho con đi theo khoa học thì sẽ không học các môn nghệ thuật và ngược lại. Đây là một quan niệm sai lầm.
Bởi lẽ, mấy ai biết được khoa học và nghệ thuật là hai lĩnh vực có mối liên hệ rất chặt chẽ. Qua bài viết dưới đây, ba mẹ hãy cùng VietPhil tìm hiểu ngay mối quan hệ đó là gì và tìm đáp án cho câu hỏi: Nên định hướng con theo ngành khoa học hay nghệ thuật?
NỘI DUNG
Khoa học và nghệ thuật trong cuộc sống hằng ngày
Leonardo da Vinci là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa trên thế giới vào cuối thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16. Ông là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà phát minh và triết học tự nhiên người Ý.
Leonardo da Vinci cũng đã từng phát biểu mối quan hệ giữa việc học khoa học và nghệ thuật song song với nhau:
Như vậy, dù là nghệ thuật hay khoa học thì chúng đều có một mục đích chung: giúp ta hiểu thêm về quy luật và sự kết nối của thế giới xung quanh mình. Ngoài ra, nghiên cứu khoa học kết hợp với nghệ thuật còn giúp ta phát triển các giác quan của mình trở nên nhạy bén hơn bao giờ hết.
Ba mẹ hãy lấy ví dụ về nghề làm gốm. Không phải tự nhiên những người công nhân làm gốm sứ được mọi người ưu ái đặt cho cái tên “nghệ nhân gốm”. Bởi lẽ, gốm vốn được coi là một bộ môn nghệ thuật. Từ cách tạo hình dáng bình gốm cho đến việc sáng tạo họa tiết trang trí.
Tuy nhiên, để làm ra được một sản phẩm gốm sứ, nghệ nhân còn phải vận dụng thêm rất nhiều kiến thức khác ngoài lĩnh vực nghệ thuật. Chẳng hạn như toán học, vật lý, hóa học để hoàn thành tác phẩm của mình.
Một bình gốm cần nung nóng ở nhiệt độ bao nhiêu, trong khoảng thời gian bao lâu để cho ra thành quả cuối cùng… Tất cả những vấn đề nảy sinh trong quá trình tạo ra một chiếc bình gốm cần nghệ nhân áp dụng cả kiến thức nghệ thuật và khoa học.
Hay một ví dụ khác về nghề làm mộc bởi đây cũng được coi là một bộ môn nghệ thuật. Tương tự như khi làm ra gốm sứ, nghệ nhân mộc phải tính toán rất chi tiết cũng như am hiểu khác biệt sinh học của từng loại gỗ để tạo ra sản phẩm hoàn thiện.
Tóm lại, sự hài hòa của nghệ thuật và khoa học luôn len lỏi trong cuộc sống quanh ta. Từ những hoạt động thường nhật đến các phương pháp làm việc hiệu quả hoặc tính sáng tạo. Và đó là lý do vì sao trên thế giới đã phát triển mô hình giảng dạy kết hợp khoa học và nghệ thuật: STEAM.
STEAM và nét nghệ thuật của khoa học
Phương pháp giảng dạy STEAM thực chất được phát triển dựa trên mô hình STEM từ cuối thế kỷ 20. STEM được xem là một cách dạy học mới, dựa vào ứng dụng và thực nghiệm, được áp dụng trong giảng dạy Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán (Mathematics).
Việc tập trung 4 môn học thuộc lĩnh vực khoa học – công nghệ này sẽ giúp xây dựng rất nhiều kỹ năng cần thiết cho trẻ em như kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề cũng như sự yêu thích khám phá.
Phải đến 10 năm trở lại đây, một số nhà giáo dục học đề nghị kết hợp môn Nghệ thuật (Arts) vào phương pháp này để tăng cường tính sáng tạo cho người học. Từ đó, khái niệm STEAM, nghĩa là mô hình STEM được tích hợp thêm môn Arts, được ra đời.
Dưới góc nhìn của các giáo viên chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới, nghệ thuật – Arts sẽ được dùng như một phương pháp để chuyển tải những kiến thức khoa học hiệu quả và trực quan hơn. Họ tin rằng rằng nghệ thuật và khoa học luôn gắn kết chặt chẽ và bổ trợ cho nhau.
Vì sao nghệ thuật có thể bổ trợ cho khoa học?
Các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục STEAM cho biết các bài tập của bộ môn khoa học – công nghệ đề có một chút gì đó liên quan đến nghệ thuật. Ví dụ: khi làm ra một con rô bốt hoặc một mô hình kỹ thuật, học sinh đều phải có thêm tư duy sáng tạo để hoàn thiện thiết kế và đưa ra sản phẩm cuối cùng.
Tương tự, ví dụ về nghề làm mộc và gốm ở trên cũng phần nào cho ta thấy tầm quan trọng của việc kết hợp hài hòa các kiến thức về nghệ thuật và khoa học trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Liệu ba mẹ có bao giờ thấy trẻ nói rằng “Con ghét khoa học” hoặc “Con không giỏi toán” không? Ba mẹ đã thử cho trẻ tiếp cận với hình thức giảng dạy các môn khoa học kết hợp với nghệ thuật chưa? Bởi chắc chắn trẻ sẽ thấy các môn khoa học công nghệ trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
Việc ghi nhớ một chuỗi dài thông tin và lý thuyết không hề hấp dẫn với trẻ nhỏ. Nhưng nhiều nhà giáo dục cho rằng các môn khoa học cũng là một ngôn ngữ giúp chúng ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, giống như các bộ môn nghệ thuật.
Nếu như Vật lý cũng giúp con hiểu hơn về cách các sự vật hiện tượng xảy ra như thế nào trong tự nhiên thì học Vẽ giúp trẻ hiểu hơn về các góc nhìn, độ sáng, cấu trúc khối của sự vật.
Nếu chúng ta có thể khiến trẻ em coi các môn khoa học là một dạng nghệ thuật của tự nhiên thì điều đó sẽ thay đổi cách trẻ nghĩ về thế giới và cách con tiếp nhận các môn học ở trường.
Trong chương trình Master Chef Junior, các bạn nhỏ đều áp dụng các kỹ năng của 2 bộ môn này cực kỳ điêu luyện. Từ những việc trang trí món ăn sao cho đẹp mắt, cho đến các kiến thức hóa học để ủ sô cô la đúng cách,…tất cả đều được các em ứng dụng rất hợp lý.
Có thể thấy, nghệ thuật giúp trẻ kết nối sở thích của con với thế giới thực tại xung quanh. Bởi lẽ, các yếu tố nghệ thuật ( thiết kế, trang trí, trí tưởng tượng, tính sáng tạo,…) thường được trẻ yêu thích và dành nhiều thời gian cho chúng hơn. Trong khi đó, khoa học và kỹ thuật lại là những môn được áp dụng thực tiễn nhiều hơn.
Vì vậy, khi kết hợp cả 2, trẻ sẽ có thêm cơ hội để tự mình tìm ra mối quan hệ giữa sở thích của mình với thế giới thực tiễn quanh con.
Sự khác biệt giữa thành công của các kỹ sư tạo ra điện thoại nắp gập với kỹ sư điện thoại cảm ứng là gì? Liệu đó có phải là do kỹ năng tính nhẩm nhanh hay kỹ năng giải phương trình của họ không? Không hề! Chìa khóa nằm ở những cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết nhu cầu liên lạc của mọi người.
Nghiên cứu cho thấy, hơn 30% du học sinh trên thế giới mong muốn được học tập tại Mỹ. Lý do là hệ thống giáo dục ở đây được coi là một trong những nền giáo dục phát triển bậc nhất. Trẻ em ở Mỹ được học cách sáng tạo từ khi còn rất nhỏ. Và một phần quan trọng của điều đó là đưa nghệ thuật và khoa học một cách xen kẽ trong quá trình giảng dạy.
Như vậy, các môn nghệ thuật đóng vai trò phát triển tính sáng tạo. Từ đó, giúp trẻ tìm ra lời giải cho các vấn đề trong các môn khoa học công nghệ theo nhiều cách hướng nhau. Hoặc thậm chí là các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày của các em cũng có thể được giải quyết 1 cách sáng tạo.
Để giúp trẻ tiếp cận được với nét đẹp của khoa học cũng như nghệ thuật, VietPhil tổ chức trại hè Asian 4.0 2021 theo mô hình giáo dục STEAM chuẩn quốc tế. Tại đây, các em sẽ vừa được học kiến thức về các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật; vừa được tham gia các buổi thực hành thí nghiệm kết hợp với bộ môn nghệ thuật.
Một trong số đó có thể kể đến là workshop Mộc – Mạch điện – Trang trí, nơi các con có thể tự do sáng tạo nên đèn học bằng gỗ, hay mô hình ngôi nhà bằng gỗ theo những lý thuyết vật lý cơ bản về gắn lắp mạch điện.
Ngoài ra, workshop Be a Bartender vừa dạy các con nguyên lý pha chế chất lỏng, dung môi của bộ môn hóa học, vừa giúp con sáng tạo ra 1 ly thức uống đẹp mắt với nhiều màu sắc theo nguyên tắc pha chế mà các con vừa được học.
Nghệ thuật trong Khoa học và Khoa học trong Nghệ thuật
Có thể ba mẹ từng nghĩ rằng khoa học và nghệ thuật là hai con đường riêng biệt. Tôi dám cá rằng rất nhiều phụ huynh khác cũng cùng chung suy nghĩ như vậy. Sự thật là ta hoàn toàn có thể kết hợp cả 2 để tạo nên sự phát triển toàn diện và vượt trội cho con trẻ.
Da Vinci hay Michelangelo là những minh chứng hoàn hảo cho luận điểm Nghệ thuật trong Khoa học và Khoa học trong Nghệ thuật hoàn toàn có thể tạo nên những con người vĩ đại.
Với STEAM và trại hè ASIAN 4.0 làm khởi đầu, biết đâu, chính con bạn sẽ là người vĩ đại tiếp theo?
Xem thêm: Trại hè Asian 4.0: trẻ “chơi mà học” với khoa học và công nghệ