[BÀN LUẬN] Nên chọn giáo dục truyền thống hay hiện đại?

Trong nhiều thế kỉ qua, nền giáo dục của thế giới đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về hình thức lẫn nội dung. Từ cách tổ chức quản lí trường học cho đến phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên. Tuy giống nhau về mục tiêu nhưng trình độ và sự phát triển về giáo dục của mỗi quốc gia có nhiều điểm khác biệt.

Tương tự, công cuộc cải cách giáo dục của Việt Nam hiện nay đang được tiến hành khá mạnh mẽ, quyết liệt nhằm chuyển từ mô hình “trường học truyền thống” sang mô hình “ hiện đại”. Tuy nhiên, tốc độ phát triển này còn rất chậm và phần lớn các lớp học vẫn áp dụng theo phương pháp cũ. 

nền giáo dục
Nên cho con tiếp cận với giáo dục hiện đại hay truyền thống?

Trong bài viết này, ba mẹ hãy cùng VietPhil tìm hiểu điểm khác biệt giữa phương pháp học truyền thống và hiện đại, phương pháp dạy học hiện đại bao gồm những hoạt động gì và ba mẹ nên cho con tiếp cận những cách dạy tiên tiến này ở đâu.

NỘI DUNG

Giáo dục truyền thống và hiện đại

Phương pháp dạy học truyền thống

Về bản chất, cách dạy học này lấy giáo viên làm trung tâm. Giáo viên sẽ là người trực tiếp giảng dạy, diễn giải kiến thức cho học sinh. Trong khi đó, nhiệm vụ của các em là lắng nghe, ghi chép và học thuộc những kiến thức đó. Đây được coi là những cách thức dạy học quen thuộc được áp dụng trong nhiều thế kỷ.

Hiện nay, nhiều người cho rằng phương pháp dạy học truyền thống vẫn mang đến những hiệu quả tích cực. Ví dụ như các con sẽ dễ dàng đạt được điểm cao trong các kỳ thi nếu thường xuyên luyện đi luyện lại cách giải bài của giáo viên. 

Tuy nhiên, đó chỉ là một kết quả tất yếu bởi đa số các kỳ thi tại Việt Nam nói riêng và các nước sử dụng cách giáo dục truyền thống này nói chung, đều sử dụng đi lại 1 cấu trúc đề cùng các dạng bài quen thuộc. Vì vậy, các “lò luyện thi” mọc lên như nấm để dạy cho các con các “mẹo” làm bài nhanh chứ không phải cách tư duy giải quyết vấn đề.

Do đó, một vài người lại cho rằng việc sử dụng phương pháp dạy học truyền thống cũng sẽ tồn đọng nhiều điểm trừ. Những nhược điểm này thậm chí còn có tác động lâu dài đến sự phát triển của trẻ.

Bởi lẽ, cách giáo dục truyền thống “thầy giảng, trò nghe” sẽ tạo cho trẻ thói quen thụ động trong học tập. Con sẽ không có điều kiện tự tìm tòi và sáng tạo ra những cách giải quyết vấn đề mới. Thay vào đó, những mẫu giải sẵn của giáo viên sẽ được con học thuộc lòng để tránh mắc lỗi trong các kỳ thi quen thuộc.

Từ đó, khả năng tư duy logic cũng như tính sáng tạo của trẻ sẽ không được phát triển tuyệt đối nếu trẻ tiếp cận với phương pháp giáo dục truyền thống này.

giáo dục truyền thống
Phương pháp giáo dục truyền thống: giáo viên giảng, trò nghe

Phương pháp dạy học hiện đại

Đây là phương pháp giáo dục hoàn toàn ngược lại với cách dạy học truyền thống. Phương pháp dạy học hiện đại sẽ rèn luyện cho các em học sinh tính chủ động trong suy nghĩ, tư duy và hành động. Giáo viên sẽ chỉ giữ vai trò định hướng, đưa ra ý kiến gơi ý, hướng dẫn tìm kiếm tài liệu, tổ chức các buổi thảo luận, tranh luận cho học sinh, sinh viên của mình.

Trong khi đó, các em học sinh sẽ chủ động tìm kiếm thông tin, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện khả năng phán đoán và trưởng thành, tự tin hơn qua mỗi bài học. Dưới đây là những đặc điểm nổi trội của phương pháp giáo dục hiện đại.

giáo dục hiện đại

 

 

 

Tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Canada,… học sinh sẽ được thường xuyên tham gia các buổi tham quan, thực hành thí nghiệm. Đây đều là những hoạt động mang tính thực tiễn cao được lồng ghép khoa học vào các bài giảng.

Qua những hoạt động thực tế này, các con sẽ có cơ hội được quan sát sự vật, hiện tượng liên quan đến chủ đề bài học. Hoặc trẻ cũng sẽ được tự tay chuẩn bị và thực hành các thí nghiệm vật lý, hóa học,…

Việc chủ động quan sát, chủ động áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế sẽ giúp các con có cái nhìn khách quan hơn về bài giảng. Đồng thời, quá trình quan sát cũng sẽ phát triển khả năng tư duy phản biện cho trẻ.

Với phương pháp giảng dạy luôn gắn liền với các hoạt động thực tiễn thì học sinh sẽ dần phát triển sở thích tự khám phá và rút ra kinh nghiệm.

giáo dục hiện đại

 

 

Như đã đề cập ở trên, giáo viên giảng dạy theo phương pháp hiện đại sẽ chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn bài học cho các con. Còn trẻ mới là người tìm hiểu trừ tiếp tìm hiểu về nội dung của bài học.

Chính vì vậy, tốc độ giảng bài của giáo viên thường khá nhanh, chỉ chiếm 1/3 thời gian của tiết học. Trong khi đó, 2/3 khoảng thời gian còn lại, trẻ sẽ trao đổi với giáo viên những câu hỏi, những khúc mắc của con về nội dung bài học. Do đó, để phục vụ phương pháp học tập này, các em học sinh luôn phải chuẩn bị bài học trước khi lên lớp để theo kịp với tốc độ giảng bài của thầy cô. 

Như vậy, phương pháp giáo dục hiện đại sẽ giúp các con rèn luyện tinh thần chủ động, tự giác học tập.

giáo dục hiện đại

 

 

 

Bên cạnh việc tự tìm hiểu về lý thuyết cơ bản của bài học trước khi lên lớp, trao đổi với giáo viên về những câu hỏi còn bỏ dở thì làm bài tập theo nhóm cũng sẽ là một hoạt động học tập của các con.

Thay vì việc làm bài tập một mình ở nhà thì trẻ sẽ được làm bài tập theo một nhóm từ 3-5 bạn. Các con sẽ được trao đổi kiến thức, tự thảo luận và đưa ra các cách giải quyết vấn đề. Việc cho trẻ làm bài tập theo nhóm sẽ giúp con phát triển kỹ năng lắng nghe cũng như sự tự tin đưa ra ý kiến của mình trước nhóm.

Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm cũng chính là 1 trong 4 kỹ năng của thế kỷ 21 theo triết lý giáo dục của UNESCO. Vì vậy, trẻ em được tiếp xúc với cách giảng dạy này càng sớm sẽ càng giúp các em có thêm nhiều thời gian tôi luyện để biến những kỹ năng này thành thói quen sống của các em.

giáo dục hiện đại

 

 

 

Tại Việt Nam, chỉ có giáo viên mới có quyền chấm điểm bài tập và đưa ra nhận xét. Ngược lại, ở các nước phát triển, cả giáo viên và học sinh sẽ cùng đưa ra đánh giá chất lượng bài học.

Bởi lẽ, phương pháp dạy học truyền thống sử dụng nguồn thông tin một chiều từ giáo viên. Tất cả các thông tin từ kiến thức bài học, cho đến đánh giá bài học sẽ đến từ giáo viên.

Tuy nhiên, với phương pháp dạy học hiện đại, nguồn thông tin sẽ được trao đổi đa chiều: giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với giáo viên. Việc trao đổi bài học đa chiều sẽ giúp cả tất cả các thành viên của buổi học có cái nhìn khách quan hơn về chất lượng giảng dạy và mức độ tiếp thu bài học các em học sinh.

So sánh phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại

  Phương pháp dạy học truyền thống Phương pháp dạy học hiện đại
Hình thức Giáo viên là trung tâm. Học sinh là trung tâm.
Cách thức giảng dạy
  • Truyền tải kiến thức một cách thụ động cho học sinh.
  • Giáo viên định hướng, kiểm tra, quản lý, đưa ra cách thức, đặt vấn đề và học sinh chỉ cần nghe, ghi chép và học thuộc.
  • Truyền tải kiến thức từ cả 2 phía: giáo viên và học sinh.
  • Giáo viên và học sinh sẽ cùng nhau lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá, đưa ra bài học sau khi kết thúc giờ học.
Người học Người học bị động và phụ thuộc phần lớn vào giáo viên. Người học giữ vai trò chủ động và tự mình đánh giá kết quả.
Người dạy Giáo viên sẽ là người trực tiếp trình bày, giảng dạy cho học sinh. Đồng thời họ cũng là người kiểm tra và đánh giá cuối cùng. Giáo viên chỉ là người đưa ra định hướng, tình huống và gợi mở vấn đề. Trong khi học sinh sẽ là người trực tiếp tìm tòi và giải đáp vấn đề đó. 
Quá trình giảng dạy Giáo viên sẽ truyền tải kiến thức cho học sinh và các con sẽ tiếp thu các phần nội dung theo phương thức được thiết lập sẵn. Quá trình giảng dạy này được lặp đi lặp lại nhiều lần. Giáo viên sẽ đưa ra các gợi ý và hỗ trợ, tư vấn cho học sinh. Học sinh có thể linh hoạt thay đổi phương thức học.
Đánh giá bài học Giáo viên là người đưa ra đánh giá, chấm điểm. Cả học sinh và giáo viên sẽ đưa ra đánh giá buổi học.


Làm thế nào để cho con tiếp xúc với phương pháp giáo dục hiện đại?

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã kéo theo những phát triển mới trong công tác giảng dạy và học tập trong đó có các phương pháp dạy học. Vì vậy, ở một số nước phát triển, họ còn thiết kế ra phương pháp dạy học hiện đại chỉ xoay quanh các môn khoa học công nghệ. Từ đó đem lại hiểu quả cao và kiến thức chuyên sâu cho các em.

STEAM – Phương pháp giảng dạy được công nhận trên thế giới

STEAM là phương pháp giáo dục hiện đại bắt nguồn từ Mỹ và đến nay đã phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mô hình giảng dạy này khá hay và hữu ích với những đặc điểm nổi bật.

Trai-he-STEAM-4-0
STEAM là cụm từ viết tắt của 5 môn học: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Mỹ thuật) và Maths (Toán học)

Không giống như phương pháp giáo dục truyền thống sẽ dạy riêng lẻ các môn, STEAM là phương pháp giúp học sinh tiếp cận liên ngành giữa các môn là khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và nghệ thuật.

Do đó, quá trình học sẽ đảm bảo có sự lồng ghép khéo léo giữa kiến thức với thực hành, bối cảnh thực tiễn. Điều này, giúp học sinh có những đánh giá khách quan và vận dụng vào cuộc sống với tính ứng dụng cao.

Với sự kết hợp hoàn hảo giữa các bộ môn liên ngành với tính thực tiễn, STEAM sẽ giúp các con rèn luyện tư duy, sáng tạo và nhiều kỹ năng khác. Như vậy, sẽ giúp các em dễ dàng thích nghi và hòa nhập với thời đại công nghệ hóa hiện nay cũng như tương lai.

Xem thêm: Vì sao mô hình giáo dục STEAM nên được áp dụng ở Việt Nam

Trại hè Asian 4.0 2021: “We change” – thay đổi cách học, thắp sáng tương lai

Được xây dựng trên mô hình giảng dạy STEAM tiên tiến, Trại hè Asian 4.0 2021 chính là nơi thích hợp để đưa các em tiếp xúc với phương pháp dạy học mới mẻ này. Đây chính là một điểm cộng của Trại hè STEAM 2021 – Asian 4.0 vì không phải trại hè nào cũng sẽ áp dụng phương pháp giảng dạy khoa học này.

Trai-he-STEAM-ASIAN-4-0
Phương pháp giảng dạy STEAM – các hoạt động thực hành chiếm 70%

Vì trại hè 2021 này của VietPhil có chủ đề We change, các con sẽ không tiếp cận với những môn học thông thường như ngoại ngữ, lịch sử, địa lý,… Thay vào đó, giáo trình học của các con sẽ chỉ tập trung vào 5 môn học cốt lõi của mô hình STEAM: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Mỹ thuật và Toán học.

Đồng thời, nội dung chính của trại hè cũng sẽ tập trung cho các con tiếp cận nhiều hơn với các xu hướng công nghệ của kỷ nguyên 4.0. Con sẽ được tìm hiểu về xu hướng áp dụng công nghệ AI – Trí tuệ nhân tạo. Đây là một lĩnh vực sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc sau này của các con. Vì vậy, cho con tìm hiểu về AI từ nhỏ không phải là 1 điều quá xa vời.

Buổi thí nghiệm khoa học tại trại hè Asian 4.0

Trẻ sẽ biết được những thiết bị hàng ngày xung quanh con như máy tính, điện thoại, máy ảnh,… được phát minh như thế nào, chúng sẽ được phát triển ra sao trong tương lai. Sau đó, chính các em sẽ được hướng dẫn thực hành các thí nghiệm khoa học, lắp ráp kỹ thuật, tham gia các trò chơi liên quan đến bài học.

Với mô hình giảng dạy tiên tiến trên thế giới, tích hợp các môn khoa học công nghệ cùng những hoạt động thể chất bổ ích, trại hè Asian 4.0 2021 hứa hẹn sẽ là nơi tiếp sức để trang bị cho các con những kiến thức bổ ích.

Xem thêm: Con phát triển toàn diện nhờ những hoạt động tại trại hè Asian 4.0

Kết luận

Lựa chọn phương pháp giảng dạy truyền thống hay hiện đại vẫn đang còn là một câu hỏi bỏ giở của nền giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận những ưu điểm vượt trội của cách dạy học hiện đại so với cách học truyền thống.

Vậy tại sao ba mẹ không tận dụng ngay thời điểm các con đang ở độ tuổi phát triển nhanh nhất để cho con tiếp cận với phương pháp giảng dạy hiện đại, đặc biệt là mô hình giáo dục STEAM? Biết đâu, những năng khiếu tiềm ẩn trong con sẽ có cơ hội được phát triển mạnh mẽ hơn khi có một phương pháp giáo dục phù hợp.