Những bài trắc nghiệm tính cách uy tín có thể giúp trẻ tối ưu lợi thế và kiểm soát điểm yếu của bản thân mình. Ba mẹ hiểu được ưu nhược của con sẽ có được định hướng chuẩn xác để con phát triển toàn diện và thành công trong tương lai. Cùng VietPhil khám phá về phương pháp trắc nghiệm tính cách nổi tiếng thế giới này nhé:
Có khá nhiều nhà tâm lý tính cách hiện đại cho rằng tính cách con người bao gồm 5 khía cạnhc chính: Hòa đồng (Agreeableness), Tự chủ (Conscientiousness), Bất ổn cảm xúc (Neuroticism), Hướng ngoại (Extraversion) và Sẵn sàng trải nghiệm (Openness). Đây cũng là những yếu tố tạo nên trắc nghiệm tính cách ( hay trắc nghiệm tâm lý) Big Five.
NỘI DUNG
Trắc nghiệm tâm lý Big Five: Quá trình hình thành
Rất nhiều giả thuyết đã cố xác định chính xác số lượng đặc điểm tính cách của con người. Dần dần, nhiều nhà khoa học phát hiện số lượng tính cách trong danh sách của Cattell có thể rút gọn còn 5 nhóm chính.
Trong số đó, Lewis Goldberg là người tiên phong trong ý tưởng này. Nghiên cứu của ông được mở rộng bởi McCrae & Costa – những người đã xác minh tính chính xác và cung cấp mô hình nền tảng của bài kiểm tra trắc nghiệm tâm lý Big Five hiện nay.
Cách làm và thang điểm đánh giá
Bài trắc nghiệm được xây dựng theo dạng thang đo Likert, nghĩa là bạn sẽ chọn mức độ từ rất đồng ý đến hoàn toàn không đồng ý trên một danh sách các mệnh đề về bản thân.
Để đảm bảo chính xác, trẻ phải đánh giá dựa trên hiện trạng thực tế, không phải là điều bạn mong muón con trở thành trong tương lai.
Trong bài kiểm tra trắc nghiệm tâm lý Big Five, cá nhân sẽ không được phân loại theo kết quả nhị nguyên (một trong hai) mà là mức độ cao-thấp của từng yếu tố. Ví dụ kết quả bài test Big Five sẽ cho bạn cho thấy mình là người có mức độ hướng ngoại cao hay thấp, thay vì là người hướng ngoại hay người hướng nội.
Làm trắc nghiệm Big Five tại đây.
5 yếu tố đại diện cho tính cách một người
Theo Annabelle Lim, 5 đặc điểm tính cách này được giải thích như sau:
Hòa đồng (Agreeableness)
Hòa đồng được coi là cách một người đối xử thế nào trong những mối quan hệ với người khác. Không giống hướng ngoại tập trung vào thế giới bên ngoài và thu được năng lượng từ đó, hòa đồng tập trung vào sự tương tác và định hướng con người.
Những người có mức hòa đồng cao sẽ nhạy cảm với nhu cầu của người khác và có thiện chí hợp tác. Cảm thông, vị tha và đáng tin cậy là những biểu hiện nổi bật của nhóm này. Họ thường được lòng nhiều người nhờ sự dễ gần của mình.
Ngược lại, những người có mức hòa đồng thấp thường bị đánh giá là đáng ngờ, thích thao túng và bất hợp tác. Họ thường thể hiện sự đối lập khi tương tác với người khác, khiến bản thân ít được yêu mến và tin tưởng hơn.
Tự chủ (Conscientiousness)
Tự chủ là ý thức điều chỉnh hành vi sao cho hợp lý của cá nhân để đạt được mục tiêu. Nó đo lường các yếu tố như sự kiểm soát, kiềm chế và bền bỉ.
Những người tự chủ thường có kỷ luật cao, chu đáo và cẩn thận. Họ cũng kiểm soát xung động tốt khi có biến cố xảy ra. Những người đạt điểm thấp về tự chủ thường sẽ suy nghĩ bốc đồng hơn, ít cẩn thận hơn dẫn đến khó khăn trong việc đạt được mục tiêu đặt ra.
Bất ổn cảm xúc (Neuroticism)
Sự bất ổn cảm xúc cho thấy khả năng cân bằng cảm xúc của một cá nhân qua cách họ nhìn nhận thế giới. Khía cạnh này cũng sẽ phản ánh xu hướng trải nghiệm cảm xúc tiêu cực của người đó.
Người với điểm bất ổn cảm xúc cao sẽ thường lo âu, bất an và tự ti. Họ cũng dễ mất bình tĩnh trong tình huống hỗn loạn. Nhóm người này có nguy cơ đối mặt với trầm cảm và các chứng rối loạn tâm lý cao hơn.
Ngược lại, với những người có điểm bất ổn cảm xúc thấp sẽ bình tĩnh, an toàn và hài lòng với bản thân nhiều hơn. Họ là người có tâm lý vững vàng, chịu áp lực tốt và có độ tự tin cao.
Hướng ngoại (Extraversion)
Hướng ngoại phản ánh xu hướng và cường độ tìm kiếm sự tương tác với xã hội của một người. Yếu tố này cũng phản ánh loại môi trường giúp cá nhân lấy lại năng lượng.
Người hướng ngoại cao thường náo nhiệt và hoạt bát. Họ phát triển tốt trong các tình huống tương tác xã hội và dễ dàng nêu ý kiến cá nhân trong tập thể. Họ có xu hướng được tiếp thêm năng lượng và trở nên hào hứng khi ở bên người khác.
Những người có điểm thấp trong tính hướng ngoại thường là người hướng nội. Họ có xu hướng dè dặt và trầm tư, thích lắng nghe hơn là nói.
Cởi mở (Openness)
Cởi mở thể hiện mong muốn được thử cái mới, tham gia vào quá trình tưởng tượng hay các hoạt động vận dụng trí tuệ ở mức độ cao. Out of the box – Tư duy ngoài khuôn khổ là đặc điểm cho nhóm tính cách này.
Những người có điểm cởi mở cao thường giàu tính sáng tạo và chất nghệ sĩ. Họ yêu sự đa dạng và tính độc lập vì luôn tò mò với xung quanh, ham học hỏi và trải nghiệm.
Những người có điểm cởi mở thấp thường khép kín và thích theo quy trình nhất định hơn. Họ ưa thích lối sống ổn định và không thoải mái với những biến động của cuộc sống. Vì là mẫu người rất thực tế, họ sẽ gặp khó khăn trong suy nghĩ sáng tạo hay trừu tượng.
Sự quan trọng của trắc nghiệm tâm lý trong cuộc sống
Tự nhận thức về bản thân chưa bao giờ là việc đơn giản.
Vì vậy, bài trắc nghiệm tâm lý Big Five như là một công cụ giúp chúng ta khám phá chi tiết tính cách của bản thân. Thậm chí, nó còn giúp tự nhận thức những mạnh yếu trong tính cách để khắc phục nhanh chóng hơn.
Ví dụ, để giảm đi độ bất ổn cảm xúc cao (Neuroticism), người đó có thể:
- Tham gia các hoạt động để giải phóng suy nghĩ tiêu cực như: thể thao, thiền và kết nối với mọi người. Rèn luyện lòng tự trắc ẩn cũng là cách giúp bạn duy trì cảm xúc lành mạnh.
- Áp dụng các phương pháp sơ cứu tinh thần khi cảm xúc chạm ngưỡng mất kiểm soát.
- Sử dụng sự bất ổn cảm xúc để truy vấn lại nguyên do dẫn đến cảm xúc tiêu cực của mình (ví dụ: Tại sao mình lại thấy lo âu về việc này?).
…..
Ngoài ra, Big Five còn hỗ trợ bạn trong công việc. Ví dụ, tính cách hòa đồng (Agreeableness) là một lợi thế khi làm việc nhóm bởi khả năng duy trì hòa khí với các thành viên khác.
Tuy nhiên, hạn chế của người hòa đồng sẽ bộc lộ trong các tình huống đòi hỏi quyết định khó khăn vì họ không muốn làm mất lòng mọi người.
Điều này không có nghĩa là người hòa đồng không có khả năng lãnh đạo. Thực chất, “Phong cách kết nối” và “Phong cách dân chủ” là phong cách lãnh đạo phù hợp với người có điểm số cao ở khía cạnh hòa đồng bởi họ chú trọng tới yếu tố con người.
Tại VietNam Student Leadership Camp, các bạn trẻ sẽ được trải qua những bài kiểm tra tính cách bản thân trước khi tham gia vào 1 team để phát triển hết điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình.
Không chỉ có vậy, trại viên còn được tiếp cận và từng bước được trang bị những kĩ năng cần thiết của một nhà lãnh đạo đa chiều trong thế kỷ 21: tư duy phản biện, khả năng tổ chức, vận hành đội nhóm cùng với các kỹ năng mềm: giao tiếp, thuyết trình, tạo kết nối, gây ảnh hưởng và cảm nhận nhanh nhạy với mọi thứ xung quanh…
Trại hè được tổ chức vào tháng 6 và tháng 7, tại Hoà Bình và Vũng Tàu.
KẾT
Sự nhận thức cá nhân là điều rất cần thiết không chỉ cho cá nhân mà còn cho cộng đồng xung quanh. Trong thời đại có nhiều yếu tố gây nhiễu, những công cụ hỗ trợ như bài test trắc nghiệm tâm lý Big Five là một điều rất hữu ích để ba mẹ có thể nhìn nhận về con 1 cách đúng đắn.
Tại VietPhil Summer Camp 2021, không chỉ là phát hiện tính cách, các con còn được học cách phát triển điểm mạnh, hạn chế điểm yếu khi cùng tham gia với những người bạn đồng trang lứa. Những người mà cũng có những điểm mạnh – yếu có thể bổ khuyết cho con.
Chỉ có 80 slot, ba mẹ hãy nhanh tay lên nhé!
(Bài viết tham khảo nội dung của Vietcetera)