6 Phong cách lãnh đạo ba mẹ nào cũng muốn con mình trở thành

0
333
6-phong-cach-lanh-dao-moi

Để dẫn dắt một tổ chức, doanh nghiệp đi đến thành công thì người lãnh đạo chính là yếu tố quan trọng bậc nhất. Việc áp dụng phong cách lãnh đạo “một màu” sẽ khó kiểm soát tốt đội nhóm với các thành phần đa dạng và bị hạn chế khi nhiều biến động ập tới.

6-phong-cach-lanh-dao-moi
6 phong cách lãnh đạo hiện đại

Mọi đứa trẻ đều có tiềm năng trở thành người lãnh đạo một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống. Ba mẹ có thể chú ý và dần định hướng con thuận theo thế mạnh của bản thân bé. Dưới đây là 6 phong cách lãnh đạo có thể tham khảo để áp dụng cho từng trường hợp cụ thể:

NỘI DUNG

Lãnh đạo theo phong cách định hướng

Phong cách lãnh đạo định hướng phù hợp nhất khi tổ chức cần có sự đột phá (thường là do tình hình đột nhiên biến chuyển) hoặc để giải quyết các nhiệm vụ không đòi hỏi sự hướng dẫn quá chi tiết.

phong-cac-dinh-huong

Nhà lãnh đạo theo phong cách này luôn muốn hướng tầm nhìn mọi người đến một mục tiêu chung. Tuy nhiên, để làm được việc này họ phải tường tận khả năng của cả đội.

  • Lợi thế: Phát huy hiệu quả khả năng phát triển, tinh thần sáng tạo của mỗi cá nhân do họ không bị ép buộc bởi bất cứ cách làm cụ thể nào.
  • Thách thức: Để có thể phát triển theo phong cách này, người lãnh đạo cần có sự tự tin và kỹ năng truyền đạt, bên cạnh việc nâng cao kiến thức chuyên môn và khả năng nhìn xa trông rộng.

Để trở thành nhà lãnh đạo theo phong cách định hướng, người leader sẽ cần:

  • Dũng cảm thử, trải nghiệm những điều mới và dám chấp nhận thất bại.
  • Tạo một mục tiêu đầy tham vọng mà cả nhóm có thể hướng tới.
  • Trước khi thực hiện một công việc, luôn hỏi bản thân rằng nó có giúp đạt được mục tiêu cuối cùng hay không.
  • Không ngại ngần nhờ tới sự trợ giúp của những người trong nhóm khi cần đưa ra những quyết định quan trọng.

Xem thêm: Đôi khi, hãy cho con được “đi để trở về”

Lãnh đạo theo phong cách huấn luyện

Đây là phong cách mà nhà lãnh đạo tập trung vào phát triển mỗi cá nhân, giúp nhân viên kết nối mục tiêu riêng với mục tiêu chung của tổ chức.

phong-cach-huan-luyen

  • Lợi thế: Đội ngũ nhân viên xây dựng được có năng lực cao, khả năng xử lý vấn đề và nghiệp vụ chuyên môn tốt. Họ xác định được những mục tiêu cá nhân cũng như mục tiêu chung của tổ chức.
  • Thách thức: Nhân viên có thể sẽ cảm thấy khó chịu, tự ti và sợ sệt nếu nhà lãnh đạo quá lao vào quản lý các tiểu tiết. Kiến thức và kỹ năng của người lãnh đạo có ảnh hưởng nhiều tới chất lượng của nhân viên trong tương lai.

Để trở thành nhà lãnh đạo theo phong cách huấn luyện, bạn sẽ cần:

  • Luôn dành thời gian cho từng thành viên trong nhóm cho dù bận rộn đến đâu
  • Khuyến khích nhân viên liệt kê những thách thức, vướng mắc của mình cũng như cách giải quyết của họ, sau đó hướng dẫn các xử lý những việc còn tồn đọng. Chú ý hãy cung cấp công cụ để họ tự giải quyết vấn đề chứ không “cầm tay chỉ việc”.
  • Nếu lãnh đạo muốn có được kết quả tốt nhất từ ​​nhóm, hãy tập trung vào điểm mạnh của nhân viên, song song với việc hỗ trợ họ cải thiện các điểm yếu.

Lãnh đạo theo phong cách kết nối

Sau những xung đột và áp lực, phong cách kết nối hữu hiệu trong việc hàn gắn và động viên đội nhóm. Phong cách này nên được áp dụng vào những thời điểm căng thẳng, khi cả đội đối mặt các tình huống ngặt nghèo hay niềm tin đang rạn nứt.

Nhà lãnh đạo theo phong cách kết nối là một chất xúc tác, gắn kết mọi người trong tổ chức. Họ chú trọng tạo ra một nơi làm việc hài hòa hơn, nơi mọi người đều thấu hiểu và làm việc tốt với nhau.

phong-cach-ket-noi

  • Lợi thế: Môi trường làm việc luôn giữ được sự hài hòa và liên kết giữa các thành viên khá bền chặt.
  • Thách thức: Hình ảnh người lãnh đạo có thể không thực sự rõ ràng. Mâu thuẫn trong nội bộ – hoặc đơn giản hơn là vì “giận” sếp –  có thể ảnh hưởng nhiều tới kết quả làm việc.

Để trở thành nhà lãnh đạo theo phong cách huấn luyện, bạn sẽ cần:

  • Luôn để tâm tới cảm xúc của những thành viên trong nhóm.
  •  Khuyến khích sự trao đổi, giao tiếp trong nhóm.
  • Xây dựng lịch teambuilding đều đặn.

Phong cách dân chủ

Khi cần đưa ra quyết định lớn, lên kế hoạch cho các chiến lược trong tương lai thì phong cách này thực sự rất phù hợp. Ngược lại, trong các tình huống gấp gáp về thời gian, dân chủ không phải sự lựa chọn phù hợp.

Phong cách dân chủ khuyến khích tất cả nhân viên đóng góp ý kiến dưới nhiều góc độ để đưa ra quyết định tốt nhất dựa trên sự hợp tác và đồng thuận.

Xem thêm: Tư duy phản biện quan trọng như thế nào đối với trẻ?

phong-cac-dan-chu

  • Lợi thế: Việc Brainstorming sẽ khiến nhiều ý tưởng mới được ra đời, môi trường làm việc sáng tạo, hình thành ranh giới tôn trọng bình đẳng trong tổ chức.
  • Thách thức: Vì ý kiến phải đạt được sự đồng thuận của đa số, việc đưa ra quyết định sẽ mất nhiều thời gian.

Những phẩm chất cần có để trở thành nhà lãnh đạo phong cách dân chủ:

  • Tin tưởng và giao tiếp nhiều hơn với nhân viên.
  • Đề xuất một vài ý kiến  để khơi dậy cuộc thảo luận; truyền đạt rõ cách bạn muốn thu thập ý kiến của mọi người.
  • Xem xét tất cả các ý tưởng được trình bày và chia sẻ suy nghĩ của bạn với nhóm.

Phong cách dẫn đầu

Phong cách này hoạt động tốt nhất khi nhóm đã có động lực cùng kỹ năng và người lãnh đạo cần kết quả nhanh chóng. Không nên lạm dụng phong cách này vì yêu cầu cao trong công việc có thể làm nhân viên bị quá tải, suy giảm tinh thần và tăng tỷ lệ nghỉ việc.

Một nhà lãnh đạo phong cách dẫn đầu luôn đặt mục tiêu cao cho nhóm và thúc đẩy mọi người bằng mọi cách đạt được nó.

phong-cac-dan-dau

  • Lợi thế: Các mục tiêu trở nên vô cùng rõ ràng, có thể đo lường được. Hiệu suất công việc cao.
  • Thách thức: Tình thần có thể giảm xuống nhanh chóng do nhân viên cảm thấy choáng ngợp bởi tốc độ và các yêu cầu đặt ra.

Để trở thành nhà lãnh đạo dẫn đầu, leader cần phải: 

  • Chia sẻ tác động từ nỗ lực của mỗi thành viên đến sự phát triển chung của tổ chức.
  • Ghi nhận nỗ lực của từng cá nhân.
  • Chỉ áp dụng trong ngắn hạn.

Phong cách chỉ huy

Đây là phong cách duy nhất trong 6 phong cách lãnh đạo chỉ nên được sử dụng khi tổ chức đang trong tình huống khủng hoảng. Nhưng ngay cả khi đó, nó có thể không phải là cách tiếp cận tốt nhất. Hoặc trừ khi bạn đang làm trong quân đội.

Nhà lãnh đạo phong cách này thường sử dụng mệnh lệnh, đe dọa hoặc trừng phạt để kiểm soát nhân viên. Phần lớn trường hợp, phong cách này có tác động cực kỳ tiêu cực đến văn hóa công ty và hiệu quả công việc.

phong-cach-chi-huy

  • Lợi thế: Một nhà lãnh đạo chỉ huy có thể đưa ra quyết định nhanh chóng. Họ có thể xử lý mọi tình huống khó khăn mà không bị hoảng loạn.
  • Thách thức: Phong cách này có thể khiến nhân viên xa lánh, không hài lòng với lãnh đạo, đồng thời bóp nghẹt các ý tưởng mới và sự sáng tạo.

Khi buộc phải sử dụng phong cách chỉ huy, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ:

  • Truyền cảm hứng và vẽ ra bức tranh toàn cảnh để mọi người đều có thể hình dung tình hình thay vì ra lệnh cho nhóm.
  • Cho nhân viên biết rằng đây chỉ là một giải pháp tạm thời trong những thời điểm khó khăn.

Phong cách lãnh đạo nào sẽ hợp với bản thân con nhất?

Đây là một câu hỏi mà chắc hẳn ba mẹ nào cũng thắc mắc.

Thực tế, sẽ không có phong cách nào thực sự phù hợp 100% với bé. Điều quan trọng nhất, đó là việc linh hoạt giữa các style lãnh đạo tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh để đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm dẫn dắt tập thể vượt qua thử thách và đạt được mục tiêu của tổ chức.

Và cho dù là phong cách lãnh đạo nào, bạn nhỏ cũng cần được luyện tập trong môi trường chuyên nghiệp, với chương trình được xây dựng bài bản, chỉn chu để phát huy hết khả năng của bản thân các bạn.

VietNam Student Leadership Camp là một nơi như thế.

Trại hè Kỹ năng lãnh đạo năm 2021 – VietNam Student Leadership Camp với chủ đề “Opal Leader – Lãnh đạo đa chiều” được tổ chức với mục tiêu trang bị cho các bạn trại viên những hành trang tốt nhất về cả kiến thức lẫn kỹ năng, trở thành những nhà lãnh đạo tương lai luôn luôn chủ động, sẵn sàng trong bối cảnh xã hội thay đổi không ngừng, ngày càng đòi hỏi nhiều hơn ở những người đứng đầu.

Trại viên sẽ được tiếp cận và từng bước được trang bị những kĩ năng cần thiết của một Leader hàng đầu trong thế kỷ 21: tư duy phản biện, khả năng tổ chức, vận hành đội nhóm cùng với các kỹ năng mềm: giao tiếp, thuyết trình, tạo kết nối, gây ảnh hưởng và cảm nhận nhanh nhạy với mọi thứ xung quanh…

vslc-2021 (25)

Thời đại 4.0 luôn đầy biến động và nhiều thách thức. Một lãnh đạo uyển chuyển áp dụng những phong cách phù hợp cho từng tình huống sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

Tại VSLC 2021, các con sẽ được học cách trở thành nhà lãnh đạo như thế.

Chỉ có 80 suất, ba mẹ hãy nhanh tay lên nhé!

(tham khảo: vietcetera)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here